THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS PHẠM NGỌC THANH VÀ THÔNG BÁO THỜI GIAN BẢO VỆ

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại khu vực Tây Nguyên và hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm

Chuyên ngành: Dịch tễ học                                                      Mã số: 9 72 01 17

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Thanh                     Khóa đào tạo: NCS K37

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phan Trọng Lân

                                                                   2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thi Thơ

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại cộng đồng ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, 2018

Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) ở khu vực Tây Nguyên là 11,1% và không có nhiều sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa các tỉnh (Đăk Nông: 11,8%; Kon Tum: 11,7%; Gia Lai: 10,1%). Tỷ lệ nhiễm vi rút VGB có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới (12,9% so với 9,8%), giữa các nhóm tuổi (nhóm tuổi 40-49 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là 13,6% so với các nhóm khác.12,5%phụ nữ mang thai nhiễm vi rút VGB.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm viêm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại cộng đồng ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, 2018

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút VGB bao gồm: i) giới tính: nam giới có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB cao hơn nữ giới (OR=1,31, 95%CI=1,05-1,70); ii) nghề nghiệp: người có nghề nghiệp là nông dân có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB cao hơn nhóm nghề nghiệp còn lại (OR=1,46; 95%CI=1,03-2,06); iii) người thân mắc bệnh gan: ngườicó người thân mắc bệnh gan có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB cao hơn nhóm không có người thân mắc bệnh gan (OR=2,12; 95%CI=1,43-3,16); vi) tiền sử lọc máu:người đã từng lọc máu vì bệnh thận có tỷ lệ mắc cao hơn người chưa thực hiện thủ thuật này (OR=3,80; 95%CI=1,10-13,24). 

Ngược lại, một số yếu tố được xác định làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút VGB. Cụ thể: i) tiêm vắc xin VGB: người đã tiêm vắc xin VGB có tỷ lệ lây nhiễm vi rút VGB thấp hơn (OR=0,46; 95%CI=0,35-0,62); ii) kiến thức và hành vi:ngườicó kiến thức đạt và hành vi về dự phòng VGB ở mức độ đạt có tỷ lệ nhiễm vi rút VGB thấp hơn nhóm có kiến thức chưa đạt (OR=0,71; 95%CI=0,52-0,97) và hành vi chưa đạt (OR=0,31; 95%CI=0,19-0,5).

3. Hiệu quả biện pháp truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B tại cộng đồng

Hoạt động can thiệp truyền thông đã cải thiện kiến thức phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Cụ thể, tỷ lệ của người dân có kiến thức đạt ở nhóm can thiệp tăng từ 10,9% (trước can thiệp) lên 63,2% (sau can thiệp). Mức thay đổi về kiến thức giữa trước và sau khi can thiệp giữa nhóm can thiệp so với nhóm chứng (DID) ở mức 51,4%. 

Hoạt động can thiệp truyền thông cũng đã cải thiện hành vi phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Tỷ lệ của người dân có hành vi đạt ở nhóm can thiệp tăng từ 2,7% (trước can thiệp) lên 30,5% (sau can thiệp). Mức thay đổi về hành vi giữa trước và sau khi can thiệp giữa nhóm can thiệp so với nhóm chứng (DID) ở mức 27,3%.

………, ngày…..tháng…..năm 20…..

Đại diện người hướng dẫn                                               Nghiên cứu sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                        (Ký và ghi rõ họ tên)

 

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS

Title: Situation and factors related to hepatitis B virus infection among adults in the Central Highlands and effectiveness of preventive interventions 

Specialization: Epidemiology                                   Code: 9 72 01 17

Name of PhD student: Pham Ngoc Thanh             Cohort: NCS K37

Supervisors:               1. Prof. Phan Trong Lan, PhD

                                   2. Assoc. Prof. Nguyen Thi Thi Tho, PhD

Training Institution:  National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS

1. Situation of hepatitis B virus infection among adults in the community in 3 provinces of Kon Tum, Gia Lai, Dak Nong, 2018

The prevalence of hepatitis B virus (HBV) infection among adults in the Central Highland was 11.2% with the positive uniformity among provinces in the region (Dak Nong: 11.8%; Kon Tum: 11,7%; Gia Lai: 10.1%). There were differences in prevalence of HBV infection between males and females (12.9% versus 9.8%), age groups (40-49 years old group had highest infection rate with 13.6% in comparison to the other groups). The percentage of pregnant women with HBV infection rate in the study was 12.5%.

2. Factors related to hepatitis B virus infection among adults in the community in 3 provinces Kon Tum, Gia Lai, Dak Nong, 2018

Some factors increased the risk of HBV infection, including: i) gender: males had higher rate of HBV infection than females (OR=1.31, 95%CI=1.05-1.70); ii) occupation: farmers had higher rate of HBV infection than the others (OR=1.46; 95%CI=1.03-2.06); iii) relatives living with liver diseases: those who have relatives living with liver disease had higher rate of HBV infection than the others (OR=2.12; 95%CI=1.43-3.16); iv) kidney dialysis experience: those who experienced the kidney dialysis had higher rate of HBV infection than ones who did not experience this procedure (OR=3.80; 95%CI=1.10-13.24). 

In contrast, some factors reduced the risk of HBV infection, including: i) hepatitis B vaccination: the vaccinated group had a lower rate of HBV infection than the unvaccinated group (OR=0.46; 95%CI=0.35-0.62); ii) knowledge and behaviors: those who had good knowledge and good behaviors had lower rates of HBV infection than the ones with poor knowledge (OR=0.71; 95%CI=0.52-0.97) and poor behaviors (OR=0.31; 95%CI=0.19-0.5).

3. Effectiveness of communication interventions for behaviors change in hepatitis B virus infection

Communication interventions had improved knowledge of community on prevention of HBV infection. In particular, the percentage of people with good knowledge increased from 10.9% (before the intervention) to 63.2% (after the intervention) in the intervention group. The level of change in knowledge between before and after the interventions and between the intervention group and the control group (DID) was at 51.4%.

The interventions had also improved the behaviors on prevention of HBV infection. The percentage of people with good behaviors increased from 2.7% (before the intervention) to 30.5% (after the intervention) in the intervention group. The level of change in behaviors between before and after the intervention and between the intervention group compared with the control group (DID) was at 27.3%.

Supervisors                                            PhD student

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

2._Tom_tat_LV_VGB_Pham_Ngoc_Thanh_VN_19.7.2021.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

2._Tom_tat_LV_VGB_Pham_Ngoc_Thanh_EN_19.7.2021.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

1._LV_VGB_Pham_Ngoc_Thanh_19.7.2021.pdf

1._Phu_luc_luan_an_Pham_Ngoc__Thanh.full.pdf

QD_thanh_lap_HD_cap_Vien_Pham_Ngoc_Thanh.pdf

 

Đề tài:

“THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM”

 

CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC

   MÃ SỐ:  9 72 01 17

 

CỦA NCS. PHẠM NGỌC THANH

   _VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN_

 

                            THỜI GIAN:  09 giờ 00 ngày  09 tháng 9 năm 2021

                            ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC: Hội trường (tầng 2) - Trung tâm Đào tạo và Quản lý khoa học 

                                         Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Số 1 Phố Yersin, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

                             HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Trân trọng kính mời!

 


Các bài viết liên quan