THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI LUẬN ÁN CỦA NCS. PHAN THỊ THANH BÌNH

THÔNG TIN  VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan đến nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em và các thành viên trong gia đình của hai nhóm dân tộc Tày và Mường

Chuyên ngành: Dịch tễ học                                              Mã số:  62 72 01 17 

Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Thanh Bình             

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:                        1. PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hà

                                                                                              2. GS. TS. Vũ Sinh Nam

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương               

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu về tình hình nhiễm Helicobacter Pylori ở trẻ em và ở hai nhóm dân tộc Tày và Mường. Kết quả nghiên cứu có những điểm mới sau:

1. Xác định được đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi và các thành viên trong gia đình của hai nhóm dân tộc Tày và Mường

Tỷ lệ nhiễmHelicobacter pylori chung của người Tày là 46,8%.Trẻ em từ 6 tháng tới 18 tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp hơn rõ rệt so với người trưởng thành (41,4% so với 49,2%; OR=0,66 (0,52-0,85)).Tỷ lệ nhiễm HP có xu hướng tăng theo tuổi ở cả trẻ em và người lớn (ptrend=0,000225). Tỷ lệ nhiễm ở nam cao hơn nữ, trẻ nam cao hơn trẻ nữ nhưng các khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori chung của người Mường là 48,6%. Trẻ em từ 6 tháng tới 18 tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp hơn nhóm trên 18 tuổi (42,9% so với 51,2%; OR=0,68 (0,52-0,90)). Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HP giữa nam và nữ. 

2. Xác định được các yếu tố liên quan tới lây nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em và các thành viên trong hộ gia đình của hai nhóm dân tộc Tày và Mường

Có mối liên quan thuận giữa nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em và các thành viên trong hộ gia đình gồm: tuổi, gia đình có người nhiễm HP, điều kiện vệ sinh – xã hội (nhà nền đất, nguồn nước sinh hoạt là nước sông/ngòi, thu nhập bình quân của gia đình trên 1 triệu/tháng), thực hành vệ sinh không tốt (nhai bón cho trẻ, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh). 

3. Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam mô tả phân bố kiểu gen HLA-DQB1 bằng kỹ thuật sinh học phân tử xác định mỗi liên quan đến nhiễm HP ở trẻ em:

- Đã xác định 19 kiểu hình HLA-DQB1 trong tổng số 60 mẫu huyết thanh được làm xét nghiệm (30 mẫu dương và 30 mẫu âm tính với HP).

- Alen HLA-DQB1*0501/0501 là yếu tố làm giảm nguy cơ nhiễm HP trong khi alen HLA-DQB1*0301/0501 làm tăng nguy cơ nhiễm HP ở trẻ.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20…..

                        TM. TẬP THỂ HƯỚNG DẪN                                 NGHIÊN CỨU SINH

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THESIS

Thesis title: Epidemilogical characteristics and associated factors of helicobacter pylori infection among children and household members of Tay and Muong ethnic communities 

Specialization: Epidemiology                                          Code:  62 72 01 17 

Name of PhD student:  Phan Thi Thanh Binh             

Scientific supervisors:                                                    1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Viet Ha

                                                                                             2. Prof. Dr. Vu Sinh Nam

Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology            

Summary of new findings of the thesis: 

This study is one of the few studies on the situation of Helicobacter Pylori infection in children and household members of Tay and Muong ethnic groups. Research results have the following new points:

1. Determined epidemiological characteristics of Helicobacter pylori infection in children aged from 6 months to 18 years, and family members of the Tay and Muong ethnic groups 

The prevalence of HP infection among the Tay was 46.8%. Children aged from 6 months to 18 years had significantly lower HP prevalence than adults (41.4% versus 49.2%; OR=0.66 (0.52-0.85)). HP infection prevalence tends to increase with age in both children and adults (ptrend=0.000225). The HP infection prevalence in male was higher  than that in female, and higher in boys copared to girls, however the differences were not statistically significant.  

The prevalence of HP infection among Muong people was 48.6%. Children aged from 6 months to 18 years had lower prevalence than those over 18 years old (42.9% compared to 51.2%; OR=0.68 (0.52-0.90)). There was no difference in HP infection prevalence between male and female.

2. Found factors associated to Helicobacter pylori infection in children and household members of the Tay and Muong ethnic groups

There was a positive association between Helicobacter pylori infection in children and members of the household including: age, family has HP infected people, hygienic and social conditions (housing ground is mug, living water source was river water, average household income of over 1 million VND/month), bad hygiene practices (chewing feeding for children, not washing hands before eating, and after going to the toilet).

3. Determined HLA-DQB1 phenotype and association with Helicobacter pylori infection in children from 6 months to 18 years

- The study identified 19 HLA-DQB1 phenotypes out of 60 serum samples tested (30 HP positive samples, and 30 HP negative samples).

- Allele HLA-DQB1*0501/0501 is the protective factor of HP infection while HLA-DQB1*0301/0501 allele is the risk factor of HP infection in children.

Ha Noi, 15th June 2019

                                            SCIENTIFIC SUPERVISORS                                        PhD STUDENT

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tóm_tắt_luận_án_Tiếng_Việt_Phan_Thị_Thanh_Bình.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tóm_tắt_luận_án_English_Phan_Thị_Thanh_Bình.pdf

Tải file luận án tại đây: 

Luận_án_Phan_Thị_Thanh_Bình.pdfPhụ_lục-_Luận_án_Phan_Thị_Thanh_Bình.pdf

 


Các bài viết liên quan