Bí quyết tiêm vắc xin viêm gan B
Chị Trần Thị Thanh, Trưởng phòng khám đa khoa khu vực An Bình, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho hay từ tháng 7-2016 đến nay, phòng khám bắt đầu triển khai chương trình tiêm vắc xin ngừa viêm gan B mũi sơ sinh tại các phòng khám, trạm y tế. 6 tháng cuối 2016 phòng khám đón 63 cháu sơ sinh thì có 60 cháu được tiêm mũi vắc xin ngừa viêm gan B, 7 tháng đầu 2017 trạm đón 45 sơ sinh, 44 cháu được tiêm ngoại trừ một cháu sốt chưa rõ nguyên nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện huyện điều trị.
So sánh với tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh toàn quốc chỉ đạt trên 60%, thì tỷ lệ ở An Bình là lý tưởng và rất cần nhân rộng để Việt Nam sớm đạt mục tiêu tiêm ngừa và phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
Bí quyết của Yên Bái
An Bình là một trong trong số gần 20 Trạm Y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực của huyện Văn Yên đang thí điểm chương trình tiêm vắc xin viêm gan B tại tuyến xã phường. Những ngày đầu chuẩn bị triển khai, chị Thanh kể các chị em trong phòng khám rất lo lắng, nhất là thỉnh thoảng lại có thông tin về tai biến tiêm chủng nên ngày nào cũng họp bàn, làm sao khi triển khai thì thực hiện thật tốt.
“Nhờ các chuyên gia về tập huấn và hướng dẫn kỹ, chúng tôi cứ theo bảng kiểm xem tất cả các dấu hiệu, xem cháu có tím tái hay hồng hào, nhịp thở ra sao, có bú mẹ bình thường hay bị sốt không…, từ đó chúng tôi thực hiện khám sàng lọc kỹ, đảm bảo chỉ tiêm khi tiêm các cháu có sức khỏe bình thường. Trong số 63 sơ sinh 6 tháng cuối 2016 có 3 trẻ hoãn tiêm, gồm hai bé có cân nặng dưới 2,5 kg và một trẻ bị ngạt khi sinh phải chuyển viện, 7 tháng đầu 2017 có một bé hoãn tiêm do bị sốt. Còn lại các Các bé sơ sinh Còn lại khác đều được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh trong 24 giờ đầu và tất cả đều ổn định về sức khỏe. Hàng ngày thấy các cháu được tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan B sau khi sinh chúng tôi thấy vui”- chị Trần Thị Thanh cho hay.
Theo ông Trần Minh Sâm, Phó Khoa kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, hiện đã có 18 xã của Văn Yên và 24 xã của huyện Lục Yên của Yên Bái triển khai chương trình này. Sang 2018, Văn Yên đang đặt mục tiêu mở rộng triển khai tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh ở 9 xã còn lại của huyện. Đây không chỉ là kế hoạchcủa ngành y tế mà cũng là nguyện vọng của nhiều bà mẹ trên địa bànmong muốn cho con được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B khi sinh.
Ở Trạm Y tế xã Lâm Giang (Văn Yên), một trong những trạm y tế đã tiêm vắc xin viêm gan B từ 2016, chị Đào Thị Thúy Hằng, trưởng trạm cho biết Lâm Giang tiêm mũi vắc xin viêm gan B sơ sinh từ tháng 3-2016, khi bắt đầu triển khai người dân vẫn còn e ngại, nhưng từ khi triển khai (tháng 3-2016) đến nay các cán bộ của trạm thăm khám kỹ và tư vấn cho cha mẹ trẻ, nên tỷ lệ chấp thuận và sơ sinh được tiêm ngừa đạt gần 100% với các cháu sinh tại trạm, ngoại trừ trẻ có chỉ định hoãn tiêm. “7 tháng đầu năm có 8 bé sinh tại trạm thì 7/8 cháu được tiêm, trong số 66 sơ sinh của toàn xã, có 48 cháu được tiêm, tỷ lệ tiêm ngừa mũi viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh tính chung đạt xấp xỉ 70%”- chị Hằng cho biết.
Xây dựng đội ngũ tâm huyết
Đây là điều mà PGĐ Sở Y tế Yên Bái Lê Thị Hồng Vân tâm đắc nhất khi nói về chương trình thí điểm tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại tuyến xã phường. Theo bà Vân, sau khi số trẻ sơ sinh được tiêm viêm gan B có giảm sau sự cố ở Quảng Trị năm 2013, tỷ lệ này đã tăng lên năm 2014-2015 và từ 2016 Yên Bái thực hiện tiêm ngừa viêm gan B mũi sơ sinh tại trạm y tế của hai huyện Lục Yên và Văn Yên, đây là hai huyện được lựa chọn trong số 9 huyện thị ở Yên Bái.
“Sau khi có các phản ứng sau tiêm năm 2013 thì ngay cán bội y tế cũng e ngại, chúng tôi xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết và quyết tâm triển khai, góp phần nâng tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh”- bà Vân cho hay.
Theo bà Vân, hiện mỗi năm Yên Bái có 14.000-5.000 trẻ sơ sinh, tuy nhiên với tỷ lệ tiêm chủng vắc xin này (năm 2017 dự kiến đạt trên 70%) thì vẫn còn khoảng 4.000 cháu chưa được tiêm mũi vắc xin nàyphòng viêm gan B khi sinh. Phần lớn trong số này là các cháu đẻ tại nhà (17%) và các cháu sinh ở các trạm y tế chưa triển khai tiêm mũi vắc xin này.
Đến Yên Bái mới thấy cái khó của các cán bộ y tế cơ sở ở đây là thiết bị y tế cho khám chữa bệnh còn rất thiếu,, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia nhưng chưa có máy siêu âm dù là siêu âm đen trắng, chưa đủ các test xét nghiệm nhanh rất cần thiết để xét nghiệm cho thai phụ, tuy các cán bộ y tế ở đây rất nhiệt huyết. Hai năm 2016-2017, cán bộ Trạm Y tế Lâm Giang đã hai lần vào tận nhà chăm sóc cho các sản phụ, trong đó một lần sản phụ sinh đôi bị co giật, gia đình phải khiêng võng ra đồng thời với việc các cán bộ trạm đi xe máy vào, làm sao gặp được thai phụ thật nhanh. Sau khi được tiêm mũi chống co giật, cho thở ô xi, sản phụ đã lên được ô tô về bệnh viện huyện để mổ lấy thai an toàn và hai các con bé sinh ra đều khỏe mạnh. Nếu có thêm những trang bị cần thiết, các cán bộ tâm huyết ở đây sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.
CTV LA – Dự án TCMR