THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI LUẬN ÁN CỦA NCS. NGUYỄN ANH SƠN

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi, hiệu quả can thiệp ở học sinh lớp 6 một số trường trung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chuyên ngành: Y tế công cộng                                          Mã số: 62 72 03 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Sơn                 Khóa đào tạo: 32

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:                            1. GS.TS. Nguyễn Trần Hiển

                                                                                                 2. GS.TS. Trịnh Đình Hải

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

Bệnh sâu răng và viêm lợi là bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tuỷ răng, viêm quanh cuống răng, gây mất răng. Nghiên cứu đã cho thấy thực trạng sâu răng, viêm lợi và hiệu quả giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng, rèn luyện kỹ năng chải răng đúng cách cho học sinh 12 tuổi tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 

1. Tỷ lệ học sinh mắc sâu răng là 63,6%, chỉ số SMT là 1,64. Tỷ lệ học sinh mắc viêm lợi là 81,1%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức và thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi không đạt tương ứng là 51,3% và 60,1%. Học sinh có kiến thức và thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi không đạt có nguy cơ mắc sâu răng cao, viêm lợi cao hơn học sinh có kiến thức và thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi đạt (p < 0,05). Quan sát trực tiếp tỷ lệ học sinh chải răng không đúng cách vẫn cao.

Cha mẹ học sinh không mua bàn chải trẻ em cho học sinh, không đưa học sinh đi khám răng định kỳ, không nhắc nhở khi học sinh ăn nhiều đồ ngọt thì học sinh có nguy cơ mắc sâu răng, viêm lợi cao hơn (p < 0,05).

2. Nghiên cứu cho thấy cách tiếp cận mới nhằm hình thành thói quen, phản xạ kỹ năng trong kỹ thuật chải răng của học sinh thông qua việc rèn luyện kỹ năng tại nhà trường góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh mắc sâu răng (Q = -20,61%), viêm lợi (Q = -44,43%). Tăng tỷ lệ học sinh có kiến thức phòng chống sâu răng, viêm lợi đạt (Q = 29,05%); tăng tỷ lệ chải răng đúng cách qua phỏng vấn (Q = 20,08%) và quan sát trực tiếp (Q = 18,01%); tăng tỷ lệ có thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi đạt (Q = 14,03%).

Tăng tỷ lệ cha mẹ học sinh có thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi cho học sinh đạt (Q = 8,15%).

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2019

                   Đại diện người hướng dẫn                 

(Ký và ghi rõ họ tên)

                   Nghiên cứu sinh

                    (Ký và ghi rõ họ tên)

 

INFORMATION ABOUT NEW CONCLUSION OF THE DOCTORIAL THESIS

Title of the thesis: Status and some factors related to tooth decay, gingivitis, intervention effectiveness to grade 6 students in some secondary schools in Binh Xuyen district, Vinh Phuc province

Major: Public Health                                                         Code: 62.72.03.01

Name of fellow: Nguyen Anh Son                                 Training course No.: 32               

Supervisors:                                                                    1. Prof. PhD. Nguyen Tran Hien;               

                                                                                           2. Prof. PhD. Trinh Dinh Hai.

Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW THESIS CONCLUSION

Tooth decay and gingivitis were common diseases in Vietnam and many countries around the world. If not treated promptly, they will cause dangerous symptoms such as: endodontitis, tooth stalk inflamation and tooth loss. The study has shown the actual situation of tooth decay, gingivitis and effective solutions to enrich knowledge of oral health care, skills of properly brushing teeth for 12-year-old students in Binh Xuyen district, Vinh Phuc province.

1. The percentage of students with tooth decay is 63.6% and SMT rate is 1.64. The rate of students with gingivitis is 81.1%. The proportion of students with unsatisfied knowledge and practice of preventing tooth decay and gingivitis was 51.3% and 60.1%, respectively. Students, whose unsatisfied knowledge and practice of preventing tooth decay, gingivitis does not meet requirements, will face higher risk of tooth decay and gingivitis than those who meet full requirements (p <0, 05). Direct observation has shown that the percentage of students brushing their teeth improperly is still high.

Students whose parents do not buy brushes for them, do not take them to the dentist periodically and do not remind them when they eat a lot of sweets will be at higher risk of tooth decay and gingivitis (p <0.05).

2. The research has shown that a new approach, which aims at forming habits and reflecxion skills of brushing techniques for students through their trained skills at school, which contributes to reduce the rate of students with tooth decay (Q = -20.61%), gingivitis (Q = -44.43%). Increasing the rate of students with knowledge of preventing tooth decay and gingivitis has achieved(Q = 29.05%); increasing the rate of pupils brushing correctly by interview (Q = 20.08%) and by direct observation (Q = 18.01%).

Increasing the proportion of parents whose practice of preventing their children from tooth decay, gingivitis has achieved (Q = 8.15%).

Hanoi, July 08th 2019

Supervisor

                    (Sign and write full name)                   

Fellow

     (Sign and write full name)

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tóm_tắt_luận_án_-_tiếng_Việt_Nguyễn_Anh_Sơn.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tóm_tắt_luận_án-_tiếng_Anh_Nguyễn_Anh_Sơn.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luận_án_tiến_sĩ__Nguyễn_Anh_Sơn.pdf

 


Các bài viết liên quan