THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS TRẦN ĐẮC TIẾN

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Tên luận án:  Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ở người khỏe mạnh tại một xã, tỉnh Hà Nam

Chuyên ngành: Y tế cộng cộng;                Mã số: 62.72.01.64

Họ và tên nghiên cứu sinh:            Trần Đắc Tiến

Họ và tên người hướng dẫn:          1. PGS. TS. Trần Như Dương

                                                           2. TS. Nguyễn Thị Phương Liên

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, cấp thiết và có tính nhân văn khi đối tượng được quan tâm là người dân khỏe mạnh tại cộng đồng. Luận án cung cấp những kết quả nghiên cứu mới về thực trạng người khỏe mạnh mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β- lactam, các yếu tố liên quan đến tình trạng người khỏe mạnh mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β- lactam phổ rộng và đưa ra một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β- lactam phổ rộng phân lập được từ các mẫu khác nhau thu thập tại điểm nghiên cứu. Một số kết quả của luận án:

- Tỷ lệ người khỏe mạnh mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β- lactam phổ rộng tại cộng đồng xã Thanh Hà ở mức rất cao (87,5%) đặc biệt kháng lại kháng sinh cephalosprin thế hệ 3 (37,0%); có 67,5% hộ gia đình trong nghiên cứu có tất cả thành viên mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β- lactam phổ rộng. 

- Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với một số loại kháng sinh phổ biến nhóm β- lactam rất nghiêm trọng: ampicillin và cephalothin là 100%, cefuraxim là 98,7%. Duy nhất có kháng sinh imipenem còn nhạy cảm cao với vi khuẩn này (98,3%). Các yếu tố tiền sử sử dụng dụng kháng sinh của đối tượng nghiên cứu, tình trạng hộ gia đình có nuôi vật nuôi và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đến tình trạng người khỏe mạnh mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β - lactam phổ rộng baogồm Các yếu tố liên quan đến tình trạng người khỏe mạnh mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh: tiền sử sử dụng kháng sinh trong 6 tháng qua của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra yếu tố làm nghề nông cũng có thể liên quan đến tình trạng người khỏe mạnh mang vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhưng chỉ riêng với nhóm cephalosporin thế hệ 3.

- Tất cả các chủng vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh nhóm β - lactam phổ rộng phân lập được từ phân người khỏe mạnh tại cộng đồng là vi khuẩn E. coli trong đó vi khuẩn mang gen mã hóa TEM chiếm tỷ lệ cao nhất trong 04 nhóm kiểu gen ở mẫu phân người (47,6%); mẫu nước ăn uống/sinh hoạt (14,8%); mẫu thức ăn đã chế biến (4,4%). Trên mẫu phân động vật tỷ lệ gen mã hóa CTX-M chiếm tỷ lệ cao nhất (55,6%).

- Đã phát hiện được14 nhóm kiểu gen của vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 phân lập được từ các mẫu khác nhau thu thập từ điểm nghiên cứu, trong đó nhóm kiểu gen V là phổ biến nhất.

Phủ Lý, ngày 28 tháng 01 năm 2021

           TM. TẬP THỂ HƯỚNG DẪN                                       NGHIÊN CỨU SINH

            PGS.TS. Trần Như Dương                                               Trần Đắc Tiến

 

INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS

Thesis tittle: Current status of enterobacteria resistant to broad spectrum β-lactam antibiotic group among healthy carriers at one commune, Ha Nam province 

Major: Public Health                                                         Code: 62 72 03 01 

Name of PhD student:                      Tran Dac Tien

Name of Scientific Supervisors:     1. Assoc. Prof. Tran Nhu Duong

                                                            2. Dr. Nguyen Thi Phuong Lien, PhD

Education Institution: National Institute of Hygiene and epidemiology

SUMMARY OF THE THESIS’s NEW INPUTS 

The thesis is a scientific research of practical, urgent and human value that having the object of interest of healthy people in the community. The thesis provides new research data on the situation of healthy people carrying intestinal bacteria resistant to broad spectrum β-lactam antibiotics, the related factors and describe some molecular biology characteristics of strains of enterobacteria resistant to broad spectrum β-lactam group isolated from different types of samples collected at the study site. Some results of the thesis:

- The rate of healthy people carrying enterobacteria resistant to broad spectrum β- lactam antibiotics at Thanh Ha commune is very high (87.5%), especially rate of bacteria resistant to 3rd generation cephalosporin antibiotics (37.0%); 67.5% of the households in the study have all members carrying intestinal bacteria resistant to broad spectrum β-lactam antibiotics.

The resistance of bacteria to some common antibiotics of betalactam group was very serious with 100% strains resistant to ampicillin and cephalothin, 98.7% was resistant to cefuraxim, only imipenem showed highly sensitive to this bacteria (98.3%).

The history of antibiotic during 6 months prior, household raising livestock and antibiotic use for livestock production were the related factors that may increase the risk of healthy people carrying enterobacteria resistant to broad-spectrum β-lactam antibiotics. The farming occupation was found related to the status of healthy people carrying intestinal bacteria resistant to the 3rd generation cephalosporin group.

- All strains of isolated enterobacteria resistant to broad spectrum β - lactam antibiotics isolated from feces samples taken from healthy human in the community were E. coli bacteria. The strains carrying TEM-encoded genes were accounted for the highest rate among the 04 genotype groups of bacteria isolated from human feces samples (47.6%); from drinking/domestic use water samples (14.8%); from processed food samples (4.4%). For animal feces samples, the rate of enterobacteria carrying CTX-M encoding gene was the highest (55.6%).

- 14 genotypes of enterobacteria resistant to cephalosporin of 3rd generation isolated from different samples have been discovered in this study, of which genotype group V was the most common.

Phu Ly, 28 January, 2021

           SCIENTIFIC SUPERVISOR                                         PhD STUDENT

            PGS.TS. Tran Nhu Duong                                           Tran Dac Tien

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

TTLA_tieng_Viet_-_Tran_Dac_Tien.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

TTLA_tieng_Anh_-_Tran_Dac_Tien.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an_-_Tran_Đac_Tien.pdf

 


Các bài viết liên quan