THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS NÔNG MINH HOÀNG

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp”

Chuyên ngành: Vệ sinh Xã hội học và Tổ chức Y tế                     Mã số: 62 72 01 64

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nông Minh Hoàng                             Khóa đào tạo: 36

Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Văn Du

                                                                   2. TS. Phạm Phương Lan

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1.  Thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại một số bệnh viện phụ sản khu vực Hà Nội.

Tỷ lệ bà mẹ sau sinh non có dấu hiệu trầm cảm tại thời điểm 4 tuần là 26,6%; giảm xuống 16,5% vào tuần thứ 10-12. Các triệu chứng trầm cảm đặc trưng: giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi (26,0% đến 44,2%); giảm sút sự quan tâm thích thú/sở thích (từ 21,0% đến 36,7%); khí sắc giảm (từ 17,6% đến 24,3%). Các triệu chứng trầm cảm phổ biến: rối loạn giấc ngủ (từ 35,4% đến 49,4%); thay đổi cảm giác ngon miệng (từ 27,7% đến 33,3%); giảm sự tập trung chú ý (từ 24,3% đến 44,4%), mất sự tự tin hoặc lòng tự trọng, khó khăn trong việc quyết định (từ 13,7% đến 30,9%).

2.  Một số yếu tố liên quan đến mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại một số bệnh viện phụ sản khu vực Hà Nội

Sau sinh 4 tuần: tuổi mẹ ≤ 35 tuổi (OR=3,4); chồng không đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống (OR=2,8); căng thẳng tâm lý trong quá trình mang thai (OR=3,4); gặp phải vấn đề tâm lý trong 12 tháng qua (OR=2,7); tiền sử tai biến sản khoa (OR=1,8). Sau sinh 6 tuần: lo lắng về cân nặng của trẻ (OR=2,1); tình trạng sức khỏe của con hiện tại kém/rất kém (OR=7,6); sức khỏe hiện tại của bà mẹ yếu/rất yếu (OR=4,2); suy nghĩ không muốn sống sau sinh (OR=7,9); tình trạng công việc không tốt (OR=4,4); sống cùng với bố mẹ (OR=2,0); thỉnh thoảng/hiếm khi/ không bao giờ tâm sự với chồng (OR=2,4). Sau sinh 10-12 tuần: lo lắng về cân nặng của trẻ (OR=3,0); tình trạng công việc không tốt (OR=2,3).

3.  Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp trầm cảm sau sinh của bà mẹ sinh non

Các biện pháp can thiệp trong nghiên cứu đã phát huy tính hiệu quả giúp giảm trầm cảm sau sinh. Cụ thể với điểm EPDS trước can thiệp là 15,6 ± 2,9 điểm giảm sau can thiệp là 7,2 ± 3,8 (p<0,05). Trước can thiệp 100% bà mẹ có điểm số EPDS ≥ 13 điểm. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có điểm số EPDS ≥ 13 điểm giảm xuống còn 10,1%; 10,1% bà mẹ có điểm EPDS từ 10-12 điểm và 79,8% bà mẹ có điểm EPDS < 10 điểm.

Lưu ý: 

……………, ngày…..tháng…..năm 20…..

Đại diện người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nghiên cứu sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS 

Title: Current status of depressive symptoms among preterm birth mothers and intervention outcomes in several obstetrics and gynecology hospitals in Hanoi. 

Specialization: Hygiene – Sociology and Health Organization                         Code: 62 72 01 64

Name of PhD student: Nong Minh Hoang

Supervisors:                  1. Assoc.Prof.Dr. Vu Van Du

                                       2. Dr. Pham Phuong Lan

Training Institution:  National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS 

1. Current situation of depressive symptoms among preterm-birth mother at some maternity hospitals in Hanoi

The percentage of preterm birth mother showing signs of depression at 4 week of gestation was 26.6%; dropped to 16.5% by 10-12 week. Typical characteristic depressive symptoms: decreased energy and increased fatigue (26.0% to 44.2%); decreased interest/hobbies (from 21.0% to 36.7%); mood decreased (from 17.6% to 24.3%). Common depressive symptoms: sleep disturbances (between 35.4% and 49.4%); changes in appetite (from 27.7% to 33.3%); decreased attention (from 24.3% to 44.4%), loss of confidence or self-esteem, difficulty in making decisions (from 13.7% to 30.9%).

2. Some factors related to depressive symptoms among preterm-birth mother at some maternity hospitals in Hanoi

4 weeks postpartum: maternal age was ≤ 35 years (OR=3.4); husband did not empathize, share in life (OR=2.8); psychological stress during pregnancy (OR=3.4); psychological problems in the past 12 months (OR=2.7); history of obstetric accident (OR=1.8). 6 weeks postpartum: worry about the baby's weight (OR=2.1); the current state of health of the child is poor/very poor (OR=7.6); the current health of the mother is weak/very weak (OR=4.2); thoughts of not wanting to live after birth (OR=7.9); poor job status (OR=4.4); living with parents (OR=2.0); occasionally/rarely/never confiding in her husband (OR=2,4). 10-12 weeks postpartum: worry about the baby's weight (OR=3.0); poor job status (OR=2.3).

3. Evaluating the effectiveness of postpartum depression interventions among preterm-birth mother

The interventions in the study were effective in reducing postpartum depression. Specifically, pre-intervention EPDS score was 15.6 ± 2.9 points, post-intervention decreased to score of 7.2 ± 3.8 (p<0.05). Before the intervention, 100% of mothers had EPDS scores ≥ 13 points. After the intervention, the percentage of mothers with EPDS scores ≥ 13 points decreased to 10.1%; 10.1% of mothers had EPDS scores of 10-12 points and 79.8% of mothers had EPDS scores of < 10 points.

SupervisorsPhD student

Tóm tắt luận án tiến sĩ Tiếng Việt của NCS Nông Minh Hoàng:

Tóm_tắt_TIẾNG_VIỆT_Nông_Minh_Hoàng.pdf

Tóm tắt luận án tiến sĩ Tiếng Anh của NCS Nông Minh Hoàng:

Tóm_tắt_TIẾNG_ANH_Nông_Minh_Hoàng.pdf

Luận án của NCS Nông Minh Hoàng:

Quyết_định_thành_lập_HĐ_đánh_giá_LATS_cấp_Viện_cho_NCS_Nông_Minh_Hoàng.pdf

Luận_án_Nông_Minh_Hoàng.pdf

 


Các bài viết liên quan