THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS NGUYỄN TRỌNG KHOA
THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: Thực trạng sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế; Mã số: 62.72.01.64
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trọng Khoa
Họ và tên người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Lương Ngọc Khuê
2. PGS. TS. Phan Lê Thanh Hương
Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, cấp thiết và đây là nghiên cứu đầu tiên về hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng quản lý sử dụng kháng sinh tại hai BVĐK tuyến tỉnh, sau đó can thiệp thông qua chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện bằng một số các hoạt động cụ thể: Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh tại BV với thành viên là Lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa Dược, trưởng một số khoa lâm sàng, DS lâm sàng, vi sinh lâm sàng, công nghệ thông tin, quản lý chất lượng, tài chính kế toán; đào tạo về kiến thức sử dụng thuốc; đào tạo vi sinh lâm sàng; xây dựng hướng dẫn điều trị, giám sát tuân thủ điều trị, cung cấp thông tin thuốc.
Nghiên cứu đã chỉ ra một số hiệu quả can thiệp của chương trình quản lý kháng sinh:
- Số KS trung bình sử dụng năm 2017 là 1,77± 1,0 thuốc; năm 2019 giảm còn 1,51 ± 0,6; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05
- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh khởi đầu hợp lý tại BVĐK tỉnh Thái Bình tăng từ 41,1% năm 2017 lên 56,7% năm 2019. Sự khác biệt của hai năm có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ hợp lý tăng từ 40,3% lên 47,3%%.
- Ngày sử dụng kháng sinh trung bình tại BVĐK tỉnh Thái Bình năm 2017 là 8,7 ± 3,5 ngày; năm 2019 giảm còn 8,3 ± 5,7 ngày;
- Chi phí KS trung bình cho 1 bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Thái Bình năm 2017 là 1,6 triệu đồng, Năm 2019, chi phí giảm còn 638 312 đồng, sự khác biệt của hai năm có ý nghĩa thống kê.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý sử dụng KS: đào tạo, cập nhật thông tin, dược lâm sàng, cung ứng thuốc đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TM. TẬP THỂ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê Nguyễn Trọng Khoa
INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS
Thesis tittle: The situation of rational use of antibiotics and the effectiveness of intervention at some provincial general hospitals
Major: Sociological Hygiene and Health Organization; Code: 62.72.01.64
Name of PhD student: Nguyen Trong Khoa
Name of scientific supervisors: 1. Assoc. Prof. Luong Ngoc Khue
2. Assoc. Prof. Phan Le Thanh Huong
Education Institute: National Institute of Hygiene and Epidemiology
SUMMARY OF THE NEW INPUTS OF THE THESIS
The thesis is a practical and value scientific research and this is the first study on the management of antibiotic use at provincial hospitals in Vietnam. The study conducted an assessment of the current situation of antibiotic use management at two provincial general hospitals, then intervened through the antibiotic use management program at the hospital by a number of specific activities: Establishment of a Committee management of antibiotic use at the hospital with members who are hospital leaders, head of pharmacy department, heads of clinical departments, clinical pharmacy, clinical microbiology, information technology, quality management, finance and accounting; providing the training on drug use, clinical microbiology; development of treatment guidelines, monitor treatment compliance and providing drug information.
Thesis has shown intervention effect on strenthening the antibiotic management program at Thai Binh General Hospital:
- The average number of antibiotics used has reduced significantly from 1.77± 1.0 drugs in 2017 to 1.51 ± 0.6 in 2019 (p<0.05);
- The use rate of reasonable initial antibiotics has increased statistically significant from 41.1% in 2017 to 56.7% in 2019. The rate of rational antibiotic use after having suitable antibiogram results has increased from 40.3% to 47.3%%.
- The average number of days of antibiotic use has reduced from 8.7 ± 3.5 in 2017 to 8.3 ± 5.7 days in 2019;
- The average cost of antibiotic therapy for 1 patient at hospital has decreased significantly from 1.6 million VND in 2017 to 638 312 VND in 2019.
- The factors found affected the management of antibiotic use included training, updating information, clinical pharmacy, adequate supply of drugs.
Hanoi, 2021
SCIENTIFIC SUPERVISOR PhD STUDENT
Assoc. Prof. Luong Ngoc Khue Nguyen Trong Khoa
Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây:
Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây:
Tải file luận án tiến sĩ tại đây: