Thông tin luận án và thời gian bảo vệ luận án cấp Viện của NCS Tạ Thị Thu Hồng

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Nghiên cứu sự lưu hành và đặc điểm phân tử của một số vi rút coxsackie và echo ở trẻ em nghi mắc Tay Chân Miệng tại Miền Bắc Việt Nam, 2008-2018”

Chuyên ngành:  Vi sinh vật học                                                 Mã số: 9 72 07 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Thị Thu Hồng                            Khóa đào tạo: K37

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:  1. TS. Trần Thị Nguyễn Hòa

                                                                    2. TS. Dương Công Thành

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Đặc điểm lưu hành của các VRĐR “ngoài EV-A71” ở trẻ em mắc TCM tại miền Bắc Việt Nam, giai đoạn 2008-2018

  • EV-A71, CV-A6 và CV-A16 là các týp vi rút đường ruột (VRĐR)chính gây bệnh Tay chân miệng (TCM) ở trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của các tác nhân VRĐR “ngoài EV-A71” khi chiếm tới hai phần ba số mẫu dương tính (1691/2603 mẫu, 64,96%).
  • Sự lưu hành của CV-A16 có tính chu kỳ rõ ràng với các đỉnh kéo dài khoảng 1-2 năm (năm 2014, 2016-2017). Tương tự CV-A16, EV-A71 cũng lưu hành mang tính chu kỳ với các đỉnh sóng được mở rộng trong khoảng 2-3 năm (2011-2013, 2015-2016). Sự lưu hành của CV-A16 mang tính chất “đảo nghịch” với chu kỳ lưu hành của EV-A71. Năm CV-A16 ở “đỉnh” cao luôn xảy ra đồng thời với điểm “đáy” của EV-A71 và ngược lại.
  • Về độ tuổi nhiễm bệnh, hai týp VRĐR “mới nổi” CV-A6 và CV-A10 có xu hướng “trẻ hóa” so với tác nhân “truyền thống” EV-A71 và CV-A16.

2. Đặc điểm di truyền phân tử vùng VP1 của CV-A6, CV-A16, CV-A10, CV-A2, CV-A4, E-18 và CV-A24, giai đoạn 2008-2018 

  • Phân tích cây phát sinh chủng loài cho thấy CV-A6 và CV-A16 đã và đang thuộc các sub genogroup lớn nhất và gồm các chủng CV-A6 và CV-A16 lưu hành gây bệnh TCM trên thế giới hơn một thập niên trở lại. 98,03% mẫu CV-A6 thuộc CV-A6_D3 và 93,89% mẫu CV-A16 thuộc CV-A16_B1a. Trình tự aa trên các vùng chức năng VP1 của CV-A6 và CV-A16 tại Việt Nam tương đối bảo thủ. 77,8% số mẫu CV-A6 mang kiểu hình “CV-A6/N137-featuring”, là kiểu hình chiếm ưu thế (62,31%) của CV-A6 trên toàn thế giới. 80,15% mẫu CV-A16 mang đột biến K164, là kiểu hình xếp thứ hai (4,88%) của CV-A16 trên thế giới. Kiểu hình chiếm ưu thế “T164 featuring polymorphism” trên toàn cầu (72,88%) chỉ đứng thứ 2 (19,84%) trong tổng số CV-A16. Phát hiện này gợi ý rằng việc phát triển một loại vắc-xin phòng bệnh TCM phổ cập, ít nhất là ở Việt Nam, phải nhằm vào CV-A6 và CV-A16 là hai trong số ba týp huyết thanh chính gây bệnh. Các chủng phân lập của Việt Nam có thể được xem xét để thiết kế vắc-xin hợp lý.
  • Týp CV-A10 đều thuộc về genotype lớn nhất (genotype C); bao gồm các chủng phân lập từ bệnh nhân mắc TCM ở một số quốc gia khác. 82,61% (38/46 chủng) CV-A10 từ năm 2008-2018 thuộc về “VNM lineage”. Có sự mới nổi của CV-A10_CHN lineage với 7/13 chủng (53,84%) CV-A10 thu thập năm 2018.
  • CV-A2, CV-A4 tại miền Bắc Việt Nam thuộc sub genotype phổ biến lưu hành trên thế giới (88,89% CV-A2 thuộc sub-genotype C3 và 84,61% CV-A4 thuộc sub-genotype C2). Tương tự CV-A10, chủng có xu hướng hình thành nên dòng lưu hành mang tính địa phương (local lineage)
  • 100% mẫu E-18 phân nhóm gen lớn nhất 5-3, chứa các mẫu E-18 phân lập từ bệnh nhân VN/VMN trên thế giới từ năm 2004 và từ bệnh nhân TCM ở Trung Quốc năm 2015 - 2016. 100% mẫu CV-A24 thuộc phân nhóm gen lớn nhất GIV–C5, chứa các chủng CV-A24v gây dịch viêm kết mạc.
  • Nghiên cứu trên CV-A2, CV-A4, E-18 và CV-A24 đã cung cấp bằng chứng về xu hướng bổ sung/chuyển đổi đặc tính gây bệnh/bệnh cảnh lâm sàng (clinical manifestation) của các VRĐR để trở thành các tác nhân gây bệnh TCM như từng xảy ra với CV-A6.

……………, ngày…..tháng…..năm 20…..

Đại diện người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Trần Thị Nguyễn Hòa

Nghiên cứu sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tạ Thị Thu Hồng

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS 

 

Title:“The molecular epidemiology of Coxsackieviruses and Echovirusesassociated with hand, foot and mouth disease in Northern, Vietnam, 2008-2018”

Specialization: Microbiology                                   Code: 9 72 07 01

Name of PhD student: Ta Thi Thu Hong

Supervisors:               1. PhD. Tran Thi Nguyen Hoa

                                    2. PhD. Duong Cong Thanh

Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS

1. Characteristics of non-EV-A71 enteroviruses circulating in children with HFMD in Northern Vietnam2008-2018

  • EV-A71, CV-A6 and CV-A16 are maijor enterovirus serotypes associated with Hand food and mouth disease (HFMD) among children aged under 5 years in Vietnam. In addtion, the result also showed the importance role of non EV-A71 enteroviruses in association with HFMD, averagely accounting up to third of total enterovirs – posivive samples (1691/2603 specimens, 64,96%).
  • The circulation of CV-A16 showed clear periodicity but with narrower peaks which appeared around one to two years (2014 and in 2016-2017). Similar with CV-A16, the circulation of EV-A71 showed a periodicity and the wave peaks were broadened for around two to three years (2011-2013, 2015-2016). There was negative association between the circulation of CV-A16 and EV-A71. The highest peaks of CV-A16 always concurrently occurred at the troughs of EV-A71 and in contrast, the dominance of EV-A71 occurred at the same periods of the troughs of CV-A16.
  • Distribution of age group: The two recently emerging serotypes, CV-A6 and CV-A10 showed “younger-age” patterns compared with those of the typically HFMD-causative serotypes, EV-A71 and CV-A16. 

2. Molecular characteristics of VP1 region of CV-A6, CV-A16, CV-A10, CV-A2, CV-A4, E-18 and CV-A24, 2008-2018

  • Phylogenetic analyses revealed that the majority of Vietnamese CV-A6 and CV-A16 strains were located within the largest subgenotypes or sub-genogroups (98,03% CV-A6specimens belonged to CV-A6_D3 and 93,89% CV-A16specimens belonged to CV-A16_B1a). These comprised strains isolated from patients with HFMD worldwide during the past decade and the Vietnamese strains have been evolving in a manner similar to the strains circulating worldwide. Amino acid sequences of the putative functional loops on VP1 and other VPs among Vietnamese CV-A6 and CV-A16 isolates were highly conserved. 77,8% of CV-A6 are “CV-A6/N137-featuring”, a dominant phenotype (62,31%) of CV-A6 globally. 80,15% CV-A16specimens bore K164mutation, a second rank phenotype (4,88%) of CV-A16 worldwide. The worldwide dominant phenotype “T164 featuring polymorphism” (72,88%) only ranked second (19,84%) among total CV-A16 strains in Northern Vietnam. The findings suggest that the development of a universal HFMD vaccine, at least in Vietnam, must target CV-A6 and CV-A16 as two of the three major HFMD-causing serotypes. Vietnamese isolates can be considered for rational vaccine design.
  • The Vietnamese CV-A10 strains belonged to the biggest genotype (genotype C) that comprising isolates from patients with HFMD from several other countries. 82,61%  (38/46 strains) of the Vietnamese strains (from 2008-2018) were grouped into a local lineage (VNM lineage). In 2018, 7/13 CV-A10 strains (53,84% ) were in CHN lineage
  • Vietnamese CV-A2 and CV-A4 strains were located within the global subgenotypes or sub-genogroups (88,89% specimens CV-A2 belonged sub genogroup C3 and 84,61% specimens CV-A4 belonged to of sub-genotype C2). Similar with CV-A10, they grouped in to a local lineage
  • Phylogenetic analysis of completed VP1 sequences revealed that all E-18 strains belonged to the biggest sub genogroup 5-3 that contains E-18 islolated from meningitis or encephalitis patients in the world from 2014 and HFMD patients in China from 2015-2016. All Vietnamese CV-A24 belonged to sub genogroup GIV-5, the largest subgenogroup comprising CV-A24v isolated from patients with AHC worldwide.
  • Study on characteritis of CV-A2, CV-A4, E-18 and CV-A24 associated with HFMD providing further evidence in the change of clinical manifestation as reported in previous studies of CV-A6
SupervisorsPhD student

Tải file tóm tắt luận án tại đây: 

3._Tom_tat_luan_an__Ta_Thi_Thu_Hong.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an_Ta_Thi_Thu_Hong.pdf

Thông báo Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện lần thứ 326 của NCS Tạ Thị Thu Hồng

Đề tài: 

“NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ VI RÚT COXSACKIE VÀ ECHO Ở TRẺ EM NGHI MẮC TAY CHÂN MIỆNG TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM, 2008-2018”

 

CHUYÊN NGÀNH: VI SINH VẬT HỌC

   MÃ SỐ:  9 42 01 07

 

CỦA NCS. TẠ THỊ THU HỒNG

   _VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG_

 

                               THỜI GIAN:  09 giờ 00 ngày 15 tháng 12 năm 2022

                               ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC: Thư viện (tầng 3 – nhà 1) - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương -

                                                             Số 1 Phố Yersin, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Trân trọng kính mời!

 


Các bài viết liên quan