TPHCM thả muỗi Wolbachia ra cộng đồng diệt mầm bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Wolbachia không phải những con muỗi đơn thuần, mà nó còn mang một sứ mệnh đặc biệt là tiêu diệt muỗi vằn mang mầm bệnh truyền sốt xuất huyết cho con người. Cơ chế đặc biệt của muỗi Wolbachia.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véctơ truyền bệnh sốt xuất huyết quan trọng nhất. 

Để góp phần đạt hiệu quả cao hơn trong phòng chống muỗi truyền bệnh, nhiều biện pháp khác nhau đang được nghiên cứu, đánh giá. Một trong những biện pháp có nhiều triển vọng là nuôi muỗi Wolbachia hiện đang được thực hiện ở Viện Pasteur TPHCM. 

Th.S BS Lương Chấn Quang - Phó Trưởng khoa Kiểm soát phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TPHCM - cho biết, Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn,… và cả một số loài muỗi thường đốt người (nhưng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thì lại không có vi khuẩn này). 

Đáng lưu ý, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gen của muỗi. Vi khuẩn Wolbachia sống cộng sinh trong tế bào muỗi và duy trì ổn định qua các thế hệ một cách tự nhiên.

Sứ mệnh đặc biệt của muỗi Wolbachia

Chị Phạm Thị Thuý Ngọc là chuyên viên nghiên cứu và phụ trách phòng nuôi muỗi Wolbachia cùng 9 đồng nghiệp khác. Theo chị Thuý Ngọc chia sẻ, công việc của mọi người là thu muỗi từ ngoài môi trường tự nhiên sau đó mang về để lai tạo chủng muỗi có mang Wolbachia. Công đoạn khó nhất là thu trứng, vì phải bảo đảm cho muỗi ăn đủ máu, thu trứng đúng thời gian nhằm đạt đủ số lượng trứng mong muốn để thả tới các điểm thả muỗi. 

Tại Việt Nam cũng đã thử nghiệm nghiên cứu ở Nha Trang. Nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã cùng các nhà khoa học Australia nhân nuôi thành công dòng muỗi Aedes aegypti của địa phương mang vi khuẩn Wolbachia (muỗi được bắt từ đảo Trí Nguyên, Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà). Trên cơ sở khoa học và thực tiễn thu được qua các giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2011 và đặc biệt qua đánh giá của các hội đồng khoa học về tính an toàn của phương pháp này. 

Th.S BS Lương Chấn Quang - Phó trưởng khoa Kiểm soát phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TPHCM cho biết, chương trình thả muỗi Wolbachia hiện đang thực hiện tại 11 quốc gia. Tại Việt Nam, muỗi đã được thả tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang).

Theo liệu trình, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) được thả tổng số 30 triệu trứng muỗi trong suốt 5 tháng, bởi tỉnh Bình Dương là một trong những điểm nóng sốt xuất huyết đã nhiều năm qua.

Nguồn báo Lao động

 


Các bài viết liên quan