THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS VÕ VĂN THANH

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Tên luận án: Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2016 và kết quả can thiệp tại một số trường tiểu học. 

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế;                Mã số: 62.72.01.64

Họ và tên nghiên cứu sinh:            Võ Văn Thanh

Họ và tên người hướng dẫn:          1. PGS. TS. Phạm Văn Thao

                                                           2. PGS. TS. Nguyễn Anh Dũng

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, cấp thiết và có tính nhân văn khi đối tượng được quan tâm là học sinh tiểu học. Luận án cung cấp những kết quả nghiên cứu mới về thực trạng tai nạn thương tích (TNTT) tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2016; thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống TNTT của học sinh tiểu học ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà năm 2016; và đánh giá được kết quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống TNTT tại các trường tiểu học được chọn can thiệp của 04 xã nói trên. Kết quả của luận án góp phần đề xuất những giải pháp can thiệp hiệu quả trong công tác phòng chống TNTT cho học sinh tiểu học. Một số kết quả của luận án:

- Tỷ suất mắc và tử vong do TNTT tại cộng đồng trong toàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2016 tăng dần, trung bình trong 3 năm: tỷ suất mắc là 2.604/100.000 dân/năm, tỷ suất tử vong là 22,8/100.000 dân/năm. Nam chiếm tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ (74,9% so với 25,1%). Tỷ lệ mắc của nhóm từ 5 - 19 tuổi (16,1%). Tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc và tử vong do TNTT là 22,62% và 15,43%, đứng thứ 2 sau nhóm nông dân (46,04% và 52,54%). Theo phân loại theo ICD10, nguyên nhân TNTT chiếm tỷ lệ cao nhất là tai nạn lao động (23,53%), tiếp theo là ngã (19,73%) và tai nạn giao thông (17,96%). 

- Tại 04 xã nghiên cứu, tỷ lệ học sinh tiểu học biết về các loại TNTT chưa cao: 75,2% biết về đuối nước, 66,1% biết về tai nạn giao thông, 60,5% biết về ngã và dưới 50% biết về các loại khác. Thái độ, thực hành của học sinh với ngã, bỏng, đuối nước còn hạn chế: khoảng 10% “không dám nói” khi bị ngã; 10,1% đi lên, xuống cầu thang chưa đúng; 23,7% chọn cách “bôi nước mắm lên vết bỏng” khi bản thân bị bỏng; 8,5% chọn cách “cố gắng vùng vẫy” nếu bị đuối nước; 4,4% chọn cách “không làm gì” khi gặp người bị đuối nước.

- Sau can thiệp, 100% các trường can thiệp có kết quả tự đánh giá là “Đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn” (trước can thiệp là “Không đạt”). Tỷ lệ học sinh biết 5 loại TNTT trở lên ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng (hiệu quả can thiệp (HQCT) đạt 0,5% và 23,0%); kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống 03 loại TNTT thường gặp thay đổi tích cực hơn (HQCT đạt với ngã: 2,3%-27,7%; với bỏng: 3,3%-39,8%; với đuối nước: 2,8%-85,6%).

           TM. TẬP THỂ HƯỚNG DẪN                                       NGHIÊN CỨU SINH

             PGS.TS. Phạm Văn Thao                                              Võ Văn Thanh

 

INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS

Thesis tittle: Current situation of accident injuries in the community of Kon Tum province, in period of 2014 - 2016 and intervention results at some primary schools. 

Major: Social Hygiene and Health Organization;                Code: 62.72.01.64

Name of PhD student:                          Vo Van Thanh

Name of Scientific superviser:             1. Assoc. Prof. Pham Van Thao

                                                                 2. Assoc. Prof. Nguyen Anh Dung

Education Institution: National Institute of Hygiene & Epidemiology 

SUMMARY OF THE NEW INPUTS OF THE THESIS

The thesis is a scientific research topic that has practical, urgent and humanistic values when having the object of interest as elementary school students. The thesis is the first study that provides current situation of accident injuries in Kon Tum province in the period of 2014-2016 and the actual status of knowledge, attitudes and practices on injury prevention and control of primary school students in 4 communes of Tu Mo Rong and Dak Ha districts in 2016; the thesis evaluated the effectiveness of some intervention measures to improve the prevention of accident injuries among the pupils of primary schools in the four studied communes. Results of the thesis are contributing to suggesting effective interventions in accident injury prevention for primary school students. Some results of the thesis:

- The rate of morbidity and mortality due to accident injuries in the community of Kon Tum province in the period of 2014-2016 increased gradually, averagely in 3 years with the incidence rate of 2,604/100,000 people/year, the death rate of 22.8/100,000 people/year. Males have a higher incidence than females (74.9% versus 25.1%). This incidence among the group from 5 to 19 years old was 16.1%. Proportion of pupils, students suffering from and dying due to accident injury is 22.62% and 15.43%, respectively; ranked second place after the farmer group (46.04% and 52.54%). According to ICD10 classification, the causes of accident injuries accounted for the highest proportion were labor accidents (23.53%), falls (19.73%) and traffic accidents (17.96%).

- In 04 research communes, the percentage of primary school students knowing about different types of self-created experiments was not high: 75.2% knew about drowning, 66.1% knew about traffic accidents, 60.5% knew about falls and under 50% knew about other types. Students' attitudes and practices about falls, burns, and drowning prevention and control were limited: about 10% "do not dare to speak" when falling; 10.1% going up and down stairs with not right skill; 23.7% chose to "put fish sauce on the burned skin"; 8.5% chose to "struggle" if drowning; 4.4% chose to "do nothing" when they met drowning case.

- After the intervention, 100% of the intervented schools rated themselves as "Safe Standard achieved School" (before the intervention, "Not at all"). The percentage of students who know 5 or more types of accident injuries in intervented group was significant higher than the control group (intervention efficiency reached 23.0%); knowledge, attitude and practice of students on prevention of 3 types of accident injuries that most frequently occurred were significant changed positively with intervention efficiency reached 27.7% for falls: 2.3%, 39.8% for burns and 85.6% for drowning.

Kon Tum, June 22, 2020

           SCIENTIFIC SUPERVISOR                                             PhD STUDENT

            PGS.TS. Pham Van Thao                                                Vo Van Thanh

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tom_tat_luan_an-TV_-_Vo_Van_Thanh.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tom_tat_luan_an-TA_-_Vo_Van_Thanh.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Toan_van_luan_an_-_Vo_Van_Thanh.pdf

 


Các bài viết liên quan