THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS LẠI THU HÀ

THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ em dưới 3 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên ngành: Dịch tễ học                                                   Mã số: 62 72 01 17

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lại Thu Hà                                 Khóa đào tạo: 36

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:                       1. PGS.TS. Vũ Đình Thiểm

                                                                                   2. TS. Phan Hữu Phúc

Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Tỉ lệ trẻ được sàng lọc thính lực sơ sinh ít (10,5%) dẫn tới trẻ nghe kém được phát hiện muộn. Độ tuổi hay phát hiện nghe kém nhất là từ 13-24 tháng (153 trẻ- 33%), tiếp theo là 25-36 tháng (123 trẻ-26,7%), đứng thứ 3 là 0-6 tháng (112 trẻ-24,3%). Điều này cách rất xa qui luật 1-3-6 của thế giới (sàng lọc trong 1 tháng tuổi, chẩn đoán trong 3 tháng tuổi và can thiệp trong 6 tháng tuổi).

2. Các yếu tố nguy cơ với nghe kém tiếp nhận gồm : giới tính nam (OR=1,5 [1,1-2,2]), ngạt sau sinh (OR=3,8 [1,2-12,2]),tiền sử nằm hồi sức sơ sinh (OR=4.0 [1,8-8,9]), trong gia đình có người nghe kém từ nhỏ (OR=20,5 [4,8-88,5]). Các yếu tố nguy cơ của nghe kém sau ốc tai gồm sinh non (OR=3,6 [1,1-11,5]), vàng da sơ sinh (OR=9 [3,8-21,1]), tiền sử nằm hồi sức sơ sinh (OR=3,3 [1,01-10,8]. Việc phát hiện các yếu tố nguy cơ góp phần xây dựng qui trình theo dõi các trẻ có yếu tố nguy cơ này nhằm phát hiện nghe kém sớm.

3. Máy trợ thính đạt hiệu quả tốt với các mức độ nghe kém từ trung bình đến nặng và đạt hiệu quả kém với nghe kém mức độ sâu. Tất cả trẻ nghe kém mức độ trung bình đều có hiệu quả rất tốt với máy trợ thính, nghe kém mức độ nặng là 50% trẻ và nghe kém mức độ sâu không có trẻ nào. Tuy nhiên vẫn có 31,4% trẻ nghe kém mức độ sâu có đáp ứng tốt với máy trợ thính. Vì vậy những trẻ nghe kém mức độ sâu vẫn cần được đeo máy trợ thính trong trường hợp gia đình không đủ điều kiện cấy điện cực ốc tai.

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2022

Đại diện người hướng dẫn

PGS.TS. Vũ Đình Thiểm

                     Nghiên cứu sinh

                      Lại Thu Hà

 

INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PH.D THESIS

Title: Some Characteristic epidemics, risk factors and efficiency of hearing aid for hearing loss children under 3 years old at National Children Hospital in 2018-2019.

Specialization: Epidemiology                                                 Code: 62 72 01 17

Name of Ph.D student: Lai Thu Ha                                      Cohort: NCS K36

Supervisors:                                                 1. Assoc.Prof. Vu Dinh Thiem

                                                                    2. Ph.D. Phan Huu Phuc

Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology

SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS

1. The proportion of newborn have hearing screening is low (10.5%), leading to delay detection of hearing loss. The most commonly detected age of hearing loss is 13-24 months (153 children - 33%), followed by 25-36 months (123 children - 26.7%), third is 0-6 months (112 children -24.3%). This is very late compared to the 1-3-6 rule of the world (screening at 1 month, diagnosis at 3 months and intervention at 6 months). 

2. Risk factors for hearing loss include: male sex (OR=1.5 [1.1-2,2]), asphyxia (OR=3.8 [1,2-12,2] ), history in NICU (OR=4.0 [1.8-8.9]), family history (OR=20.5 [4.8-88.5]). Risk factors of ANSD include prematurity (OR=3.6 [1.1-11.5]), neonatal jaundice (OR=9 [3.8-21,1]), history in NICU (OR=3.3 [1.01-10.8]. The detection of risk factors contributes to the development of a process to monitor children have risk factors, which results in early detection of hearing loss.

3. Hearing aids work well with moderate to severe hearing loss and poorly with profound hearing loss. All children with moderate hearing loss performed very well with hearing aids, the response rate is 50% of children with severve hearing loss and none with profound hearing loss. However, 31.4% of children with profound hearing loss responded to hearing aids. Therefore, children with profound hearing loss still need to wear hearing aids in case the family is not eligible for cochlear implantation.

Supervisors

Prof. Vu Dinh Thiem

                                              Ph.D student

                                           Lai Thu Ha

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tom_tat_Tieng_Viet_-_Lai_Thu_Ha.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tom_tat_Tieng_Anh-Lai_Thu_Ha.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an-_Lai_Thu_Ha.pdf

 


Các bài viết liên quan