THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS BÙI THỊ MINH THÁI
THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Tên đề tài: “Thực trạng năng lực phát hiện, quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế của thành phố Hà Nội và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, 2016 – 2019”
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế Mã số: 62 72 01 64
Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thị Minh Thái Khóa đào tạo: K36
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Hoàng Đức Hạnh
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thi Thơ
Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn về hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Luận án đã phân tích và đưa ra những kết quả mới về: i) thực trạng năng lực triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã của thành phố Hà Nội, 2016; và ii) hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực phát hiện, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế. Một số kết quả chính như sau:
- Năng lực triển khai: 1) chính sách có nhiều thuận lợi cho việc triển khai quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm nhưng vẫn còn tồn tại về thời gian kê đơn, thanh quyết toán trong bảo hiểm y tế; 2) nhân lực tham gia hoạt động còn thiếu và hạn chế về năng lực; 3) phần lớn các trạm chỉ có dưới 50% thuốc thiết yếu cho quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm; 4) thống kê báo cáo và giám sát ở dưới mức trung bình so với quy định; 5) ngân sách chi cho hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm còn hạn chế; 6) cung cấp dịch vụ liên quan chưa đa dạng (mới có 64,9% trạm y tế thực hiện quản lý điều trị tăng huyết áp, các hoạt động khác ở dưới mức 20% theo quy định).
- Sau can thiệp, 1) tỷ lệ cán bộ cán bộ y tế xã và y tế thôn có kiến thức đúng về quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường được cải thiện; 2) tỷ lệ trạm có từ 2 nhóm thuốc điều trị điều trị tăng huyết áp tăng từ 26,1% lên 86,9% và thuốc đái tháo đường tăng từ 4,4% lên 34,8%; 3) 100% các trạm y tế đã thực hiện sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường; 4) tăng tỷ lệ trạm y tế quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường; 5) tăng tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và đưa vào quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2020
Đại diện người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Thi Thơ | Nghiên cứu sinh Bùi Thị Minh Thái |
INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS
Thesis tittle: “Current situation of the capacity of detection, management and treatment of some non-common diseases of Hanoi’s health stations and efficiency of some intervention solutions, in 2016-2019
Major: Social Hygiene and Health Organization Code: 62 72 01 64
Name of PhD student: Bui Thi Minh Thai Education course: K36
Name of Scientific supervisers: 1. Ass.Prof. Hoang Duc Hanh
2. Ass.Prof. Nguyen Thi Thi Tho
Education Institution: National Institute of Hygiene & Epidemiology
SUMMARY OF THE NEW INPUTS OF THE THESIS
The thesis is a scientific work having practical value on non-communicable disease prevention and control activities. The thesis has analyzed and gave new findings on the: i) current status of capacity to implement the activities of non- communicable disease prevention and control at commune health stations of Hanoi in 2016; and ii) evaluation of the effectiveness of intervention solutions to improve the capacity to detect, manage and treat some non-communicable diseases at the health station. Some of the main results are as follows:
- Implementing capacity: 1) There were some shortcomings in terms of policies related to implementation, coordination and settlement by health insurance in the prevention and control of non-communicable diseases; 2) lack of human resources conducting the activity in term of quantity and capacity; 3) most of health stations have less than 50% of required essential medicines for the treatment management of non-communicable diseases; 4) statistic reporting and monitoring were below average compared to requirement; 5) the district budget for non-communicable disease prevention and control was still limited; 6) relevant service provision was not yet diverse (only 64.9% of health stations performed hypertension treatment, other activities were implemented by below 20% of required).
- After the intervention, 1) the proportion of commune health staff and village health workers with good knowledge about management and treatment of hypertension and diabetes was improved; 2) the percentage of health stations having 2 or more groups of antidiabetic drugs and of hypertension control medicines increased from 4.4% to 34.8% and from 26.1% to 86.9%, respectively; 3) 100% of health stations participated in screening for hypertension and diabetes at community; 4) rate of health stations performed treatment of hypertension and diabetes increased; and 5) the proportion of patients detected and received treatment management of hypertension and diabetes at the health station increased.
Hanoi, month….., 2020
Representative of Scientific supervisors Asso.Prof. Nguyen Thi Thi Tho | PhD student Bui Thi Minh Thai |
Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây:
Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây:
Tải file luận án tiến sĩ tại đây: