THÔNG TIN VỀ KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS PHẠM KHÁNH TÙNG

THÔNG TIN VỀ KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Tên luận án:  Thực trạng viêm não Nhật Bản, một số đặc điểm của véc tơ và tác nhân gây bệnh tại khu vực Tây Nguyên, 2005-2018.

Chuyên ngành:  Y tế công cộng                                   Mã số: 62 72 03 01

Họ và tên nghiên cứu sinh:  Phạm Khánh Tùng

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:           1.  GS.TS.  Đặng Tuấn Đạt

                                                              2.  GS.TS. Phan Thị Ngà

Cơ sở đào tạo:  Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ về thực trạng, tình hình viêm não Nhật Bản, véc tơ truyền bệnh và đặc điểm phân tử viêm não Nhật Bản (VNNB) ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018. Đã xác định được sự khác biệt về trình tự nucleotide vùng gen E của vi rút VNNB GI tại Tây Nguyên với các nơi khác, và có 8 vị trí thay đổi acid amin, đóng góp trong ngân hàng gen về trình tự vùng gen E của 4 chủng vi rút VNNB tương ứng có mã số là HM228922, HM228923, AB728500 và AB728499.

1. Thực trạng viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh Tây Nguyên, 2005–2018

Trong số 713 trường hợp HCVNC đã xác định có 168 trường hợp VNNB, tỷ lệ dương tính là 23,56%. Tỷ lệ mắc VNNB là 0,29/100000 dân, ghi nhận ở 33/50 (66%) huyện/thị xã/thành phố. Bệnh mắc rải rác quanh năm, tăng dần những tháng mùa hè, đạt đỉnh vào tháng 06. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi,  nhóm trẻ <15  tuổi có số mắc cao hơn nhóm ≥15 tuổi (69,64% & 30,36%). Nam mắc nhiều hơn nữ giới (59,52% & 40,48%). Dân tộc Gia Rai có số  mắc cao hơn (70,83%) so với nhóm dân tộc khác như Xơ Đăng, Ê Đê, M’ Nông, v.v.. (16,07%) và người Kinh (13,10%).

2. Thành phần loài, phân bố và tỷ lệ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản của một số loài muỗi Culex ở khu vực Tây Nguyên, 2005–2018

Xác định được 9 loài muỗi thuộc giống Culex phân bố hầu khắp ở các điểm điều tra, loài Cx. tritaeniorhynchus chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,06%. Có 4 chủng vi rút phân lập từ muỗi Culex thu được 2007 là vi rút VNNB; 5 chủng vi rút phân lập từ muỗi Culex 2018 là những chủng vi rút mới lần đầu phát hiện ở Việt Nam có 99% trình tự genome tương tự như vi rút Manglie (MH807827.1). Có 2 chủng vi rút VNNB phân lập được từ Cx. tritaeniorhynchus và 2 chủng phân lập được từ Cx vishnui, tỷ lệ nhiễm vi rút VNNB tối thiểu trong quần thể Cx. tritaeniorhynchus là 0,33% và Cx. vishnui là 0,39%.

3. Một số đặc điểm phân tử của vi rút viêm não Nhật Bản phân lập được ở khu vực Tây Nguyên, 2005-2018

Có 4 chủng vi rút VNNB phân lập từ muỗi Culex thu được năm 2007, được xác định là vi rút VNNB genotype I ở khu vực Tây Nguyên. 05 chủng vi rút phân lập từ muỗi Culex thu thập năm 2018 không phải là vi rút VNNB mà là vi rút mới được phát hiện ở Tây Nguyên.

Có sự khác biệt về trình tự nucleotide vùng gen E của 4 chủng vi rút VNNB GI ở khu vực Tây Nguyên với giai đoạn trước tại Tây Nguyên, Việt Nam và khu vực (Châu Á Thái Bình Dương)với tỷ lệ khác biệt lần lượt là 1,4% - 2,7% - 4,8%. Có 8 vị trí thay đổi acid amin, nhưng là kiểu thay thế không bảo tồn với hai kiểu haplotype là NKSS và SKSS, trong đó haplotype NKSS là kiểu hiếm gặp.

 TM. TẬP THỂ HƯỚNG DẪN                                           NGHIÊN CỨU SINH

  GS.TS.  Đặng Tuấn Đạt                                                 Phạm Khánh Tùng

 

INFORMATION PAGE ON NEW INPUTS OF PHD THESIS

Thesis tittle: Situation of Japanese encephalitis, some characteristics of its vectors and casusative agent in the Central Highlands during 2005 – 2018.

Major: Public Health                                  Code: 62 72 03 01

Name of PhD student:          Pham Khanh Tung

Name of Scientific supervisers:        1.  Prof.  Dang Tuan Dat

                                                             2.  Prof. Phan Thi Nga

Education Institution: National Institute of Hygiene & Epidemiology

SUMMARY OF THE NEW INPUTS OF THE THESIS

The thesis is a systematic and complete study of Japanese encephalitis situation, vector of disease transmission and molecular characteristics of Japanese encephalitis (JE) in the Central Highlands in the period of 2005-2018. The thesis has identified the difference in nucleotide sequence of E genome of JE GI virus isolated in the Central Highlands with those isolated from other places, and has determined 8 changing amino acid positions, provided to the gene bank the E genome sequence of 4 JE strains coded as HM228922, HM228923, AB728500 and AB728499.

1. Situation of Japanese encephalitis in 4 Central Highlands provinces, 2005–2018 

Out of 713 cases of acute encephalitis syndrome (AES), 168 JE cases were identified with the positive rate of 23.56%. The JE prevalence rate is 0.29/100,000 people, recorded in 33/50 (66%) districts/towns/cities. The disease is scattered throughout the year, increasing gradually in the summer months, reaching its peak in June. JE were found among all ages, especially with high rate among children of <15 years old than the age group of ≥15 years (69.64% vs 30.36%). Men suffered the disease with higher rate than women (59.52% vs 40.48%). The Gia Rai ethnic group has a higher prevalence (70.83%) compared with other ethnic groups such as Xo Dang, Ede, M '' Nong, etc. (16.07%) and Kinh (13.10%).

2. Species composition, distribution and prevalence of Japanese encephalitis among some Culex mosquitoes in the Central Highlands, 2005–2018

Nine species of mosquitoes of Culex genus were identified, distributed throughout the survey sites with the highest percentage (43.06%) of Cx.tritaeniorhynchus. 4 JE virus strains were isolated from Culex mosquitoes collected in 2007 (2 strains isolated from Cx.tritaeniorhynchus and 2 strains isolated from Cx.vishnui); 5 other virus strains isolated from Culex mosquito in 2018 were new strains discovered for the first time in Vietnam with 99% of genome sequence similar to Manglie virus (MH807827.1). The minimum JE virus infection rate was 0.33% in Cx.tritaeniorhynchus and 0.39% in Cx. vishnui.

3. Some molecular features of Japanese encephalitis virus isolated from the Central Highlands region during 2005-2018

04 JE strains isolated from Culex mosquito collected in 2007, were identified as JE genotype I virus in the Central Highlands region. 05 strains isolated from Culex mosquito collected in 2018 were not JE virus but newly discovered virus in the Central Highlands.

The different rates in nucleotide sequences of E genome of 4 JE GI virus strains isolated in the Central Highlands compared with those isolated from the same area in the previous period, those isolated from other provinces in Vietnam and those obtained in the region (Asia Pacific) were 1.4%, 2.7%, and 4.8%, respectively. 8 different amino acid replacement positions were found with the non-conservative pattern and of two types of haplotype, NKSS and SKSS, of which the NKSS is a rare haplotype.

                                                      SCIENTIFIC SUPERVISOR                                         PhD STUDENT

                                                          Prof.  Dang Tuan Dat                                           Pham Khanh Tung

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Việt tại đây: 

Tom_tat_luan_an_Tieng_Viet_-_Pham_Khanh_Tung.pdf

Tải file tóm tắt luận án Tiếng Anh tại đây: 

Tom_tat_luan_an_Tieng_Anh__-_Pham_Khanh_Tung.pdf

Tải file luận án tiến sĩ tại đây: 

Luan_an_-_Pham_Khanh_Tung-final.pdf

 


Các bài viết liên quan