THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN NCS TRẦN HẢI SƠN
THÔNG TIN VỀ CÁC KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: “Muỗi cát (diptera: psychodidae) và thực trạng nhiễm Flavivirus, Leishmania tại 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam”
Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC. Mã số: 62 42 01 07
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hải Sơn. Khóa đào tạo: K36
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Vũ Phong
2. PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng
Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
1. Thành phần loài và một số đặc điểm phân bố của muỗi cát tại 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, 2016-2018
Tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đã thu thập được 2585 con muỗi cát, trong đó có 1511 con đực (58,5%) và 1049 con cái (40,6%), ghi nhận 5 giống muỗi cát: Sergentomyia (n=2067, 79,96%) chiếm tỷ lệ cao nhất, Phlebotomus (n=340, 13,15%), Chinus (n=31, 1,2%), Idiophlebotomus(n=14, 0,54%) và Grassomyia (n=6, 0,23%).
Tổng số 15 loài muỗi cát được ghi nhận, trong đó có 13 loài muỗi cát được định danh. Muỗi cát chưa định danh có 2 loài là Sergentomyia sp2. và Sergentomyia sp3.
Muỗi cát ghi nhận có mặt ở tất cả các sinh cảnh bao gồm: trong nhà (n=30), ngoài nhà (n=936), trong chuồng gia súc (n=65), gia cầm (n=66), chuồng lợn (n=41), chuồng chó (n=16) và hang động (n=1431). Muỗi cát chủ yếu được thu thập trong các hang động. Độ phong phú loài cao nhất là ở hang và sinh cảnh ngoài nhà SR=15 (bao gồm cả Se. sp2 và Se. sp3).
2. Thực trạng nhiễm Flavivirus ở muỗi cát tại địa điểm nghiên cứu
Tỉ lệ muỗi cát cái mang ARN của vi rút DEN2trong nghiên cứu là 0,198% (n=2).
3. Thực trạng nhiễm Leishmania ở muỗi cát tại địa điểm nghiên cứu
Leishmania được xác định trên quần thể muỗi cát cái ở 3 tỉnh là Sơn La, Quảng Ninh và Ninh Bình. Tỉ lệ nhiễm Leishmania nhiễm trên quần thể muỗi cát cái nghiên cứu là 3/1009 cá thể (0,297%).
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20…..
Đại diện người hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) | Nghiên cứu sinh (Ký và ghi rõ họ tên) |
INFORMATION ABOUT NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS
Title: SANDFLIES (DIPTERA: PSYCHODIDAE)AND THE CURRENT SITUATION OF FLAVIVIRUS AND LEISHMANIA INFECTION IN 6 NORTHERN PROVINCESVIETNAM
Specialization: Microbiology Code: 62 42 01 07
Name of PhD student: Trần Hải Sơn
Supervisors: 1. PhD Trần Vũ Phong
2. Associate Professor. PhD. Nguyen Le Khanh Hang
Training Institution: National Institute of Hygiene and Epidemiology
SUMMARY OF NEW FINDINGS OF THE THESIS
1. Species composition and some distribution characteristics of Sandflies in 6 northern provinces of Vietnam, 2016-2018
In 6 mountainous provinces in Northern Vietnam, 2585 Sandflies were collected, including 1511 males (58.5%) and 1049 females (40.6%), recording 5 sandfly breeds: Sergentomyia(n=2067, 79.96%) accounted for the highest proportion, Phlebotomus(n=340, 13.15%), Chinus(n=31, 1.2%), Idiophlebotomus(n=14, 0.54%) and Grassomyia(n=6, 0.23%).
A total of 15 sandfly species have been recorded, of which 13 sandfly species have been identified. Unidentified Sandflies have two species: Sergentomyia sp2. and Sergentomyia sp3.
Sandflies were recorded to be present in all habitats including: indoors (n=30), outdoors (n=936), bufalo cages (n=65), chicken cages (n=66), Pigs cages (n=41), dog cages (n=16) and caves (n=1431). Sandflies are mainly collected in caves. The highest species richness was in caves and outdoor habitats SR=15 (including Se. sp2 and Se. sp3 ).
2. Current status of flavivirus infection in Sandflies at the research site
Proportion of female sandflies carrying RNA of DEN2 virus in the study was 0.198% (n=2).
3. Current status of leishmaniasis in Sandflies at the research site
Leishmaniais determinedon female sandfly populations in three provinces: Son La, Quang Ninh and Ninh Binh. Leishmania infection rateinfection in the studied female sandfly population was 3/1009 individuals (0.297%).
Supervisors | PhD student |
Tóm tắt luận án tiến sĩ Tiếng Việt của NCS Trần Hải Sơn:
Tóm tắt luận án tiến sĩ Tiếng Anh của NCS Trần Hải Sơn:
Luận án của NCS Trần Hải Sơn: