TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ ĐỘ NHẠY ĐỐI VỚI CHỦNG OMICRON

Theo nghiên cứu mới đây của Nhóm công tác xã hội và thể thao về COVID-19 của Mỹ được tiến hành trong giai đoạn cao điểm lưu hành biến thể Omicron, bắt đầu từ ngày 1 đến 30 tháng 12, tại năm cơ sở làm việc ở New York và San Fransisco, Mỹ, test nhanh kháng nguyên bị giảm độ nhạy đối với biến thể Omicron. Theo đó, nghiên cứu tiến hành so sánh 62 cặp mẫu của 30 người, đã được chẩn đoán dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR và test nhanh kháng nguyên trong cùng thời điểm.

Kết quả cho thấy trong 2 ngày đầu tiên, tất cả (100%) test nhanh của 30 đối tượng đều cho kết quả âm tính, mặc dù kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR đều dương tính với SARS-CoV-2, hầu hết (28/30 người) có giá trị CT<29. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều có triệu chứng trong vòng 2 ngày thực hiện xét nghiệm. 

Trước đó, ngày 28/12/2021, Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) cũng đưa ra thông báo test nhanh kháng nguyên có thể giảm độ nhạy phát hiện biến thể Omicron. Thông báo này dựa trên kết quả phân tích ban đầu một nghiên cứu đang được FDA thực hiện phối hợp với Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH). Tuy nhiên, FDA cho rằng test nhanh vẫn là công cụ hữu hiệu để phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19. Những trường hợp có yếu tố dịch tễ, có triệu chứng và nghi ngờ mắc COVID-19 nhưng kết quả test nhanh âm tính cần làm xét nghiệm lại bằng kỹ thuật RT-PCR.

Hình 1. So sánh kết quả xét nghiệm PCR và test nhanh kháng nguyên

Tham khảo đường link:

https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2022.01.04.22268770v1

https://www.fda.gov/medical-devices/coronavirus-covid-19-and-medical-devices/sars-cov-2-viral-mutations-impact-covid-19-tests#omicronvariantimpact

PGS.TS. Phương Mai  - Trưởng khoa YTCC

 


Các bài viết liên quan