Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân
Ngày 27-10, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi chủ tịch UBND các tỉnh thành trong cả nước đề nghị chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch mùa đông xuân, chú trọng phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong những năm qua.
Đặc biệt triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam như cúm A(H7N9), A(H5N1) và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Đối với các dịch bệnh có vaccine phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà..., khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm chủng. Bên cạnh việc tiêm chủng thường xuyên, cần tổ chức ngay các chiến dịch tiêm phòng cho các đối tượng chưa tiêm hoặc hoãn tiêm, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường.
Bộ Y tế cũng cho biết, qua giám sát và số liệu thống kê cho thấy, số ca mắc SXH trên toàn quốc liên tục giảm trong suốt 8 tuần qua. Đặc biệt, cả nước không ghi nhận thêm ca tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 33.990 người (chiếm 97,8%), còn hơn 780 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện. Ngành y tế vẫn đang tiếp tục giám sát và triển khai đồng bộ mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không chủ quan vì dịch SXH thường kéo dài tới tháng 11 hàng năm.
Liên quan tới dịch bệnh tay chân miệng (TCM), Cục Y tế dự phòng tiếp tục cảnh báo, thời tiết giao mùa hiện nay bệnh TCM ở trẻ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời và chủ động phòng chống. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 54.000 ca mắc TCM, không trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên, TCM là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo.
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa đông - xuân
Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông - xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: sởi, rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, các bệnh cúm gia cầm độc lực cao, cúm A (H7N9), A (H5N1), tiêu chảy do vi-rút Rota.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong những năm qua. Triển khai quyết liệt các biện pháp để phòng các bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam như cúm A (H7N9), A (H5N1) và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Ðối với các dịch bệnh có vắc-xin phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà khẩn trương triển khai công tác tiêm chủng, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% theo quy mô xã, phường...
Phát hiện 32 người nhiễm virus Zika
Bộ Y tế vừa có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân.
Bộ Y tế cho biết trong thời gian tới, điều kiện khí hậu mùa đông xuân rất thuận lợi để các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: sởi, Rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, các bệnh cúm gia cầm độc lực cao, cúm A/H7N9, H5N1, tiêu chảy do virus Rota. Với các dịch bệnh có vắc-xin phòng chống như sởi, Rubella, ho gà, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai rà soát đối tượng tiêm chủng, tổ chức các chiến dịch tiêm phòng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 10-2017 cả nước ghi nhận hơn 23.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 8 người tử vong. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã phát hiện gần 150.000 trường hợp SXH (tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó 30 người tử vong. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cũng diễn biến phức tạp với gần 82.000 người mắc, riêng tháng 10 ghi nhận hơn 19.500 ca.
Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành y tế đã xét nghiệm hơn 700 mẫu bệnh phẩm, phát hiện 32 người mắc Zika tại 9 tỉnh, thành phố. Muỗi truyền virus Zika cũng là muỗigây bệnh SXH.
Nguồn báo Nhân dân, Người lao động