Nhiều người tái mắc COVID-19, tiêm vắc xin vẫn rất cần thiết

Trong cộng đồng đang có nhiều người tái nhiễm SARS-CoV-2, số ca nặng tại các cơ sở y tế cũng có dấu hiệu tăng (Chi tiết xem báo). 

'Việc tập trung được nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch là nỗ lực, cố gắng vượt bậc'

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, việc tập trung được nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua là nỗ lực, cố gắng vượt bậc, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc.

Sáng 11/4, tại Phiên họp thứ 22, UBTVQH đã xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Sau khi lắng nghe Báo cáo và các ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và Chủ nhiệm các Ủy ban, thành viên của UBTVQH, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình về một số nội dung.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, là cơ quan tham mưu giúp việc cho Chính phủ về lĩnh vực y tế, Bộ Y tế nhận thấy nhiều nội dung liên đến công tác chống dịch COVID-19; xây dựng hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng được Quốc hội quan tâm xem xét, đây là cơ hội cho ngành thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị, cần nêu rõ và sâu hơn bối cảnh khó khăn chưa có tiền lệ của đại dịch COVID-19 để làm rõ những giải pháp đưa ra trong tình hình cấp bách, khi đất nước còn hạn chế trong nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã rất linh hoạt, sáng tạo, giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng bối cảnh đó cũng làm bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng, triển khai, huy động nguồn lực.

Cụ thể, Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đặc biệt trong lúc nguồn lực còn hạn chế, việc tiếp cận nguồn vaccine quốc tế ban đầu còn khó khăn. Việc tập trung được nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua là nỗ lực, cố gắng vượt bậc, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, điều này cần được làm rõ khi đánh giá, tổng kết việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực trong thời gian qua.

Quốc hội đã chủ động ban hành những quyết sách quan trọng, đặc biệt là Nghị quyết 30 đã tạo điều kiện cho việc huy động nhân lực, nguồn lực, vật lực cho công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, do đây là tình huống khó khăn chưa từng có tiền lệ nên không tránh khỏi trong tổ chức thực hiện có những thiếu sót, hạn chế. Bộ trưởng cho rằng, cần có đánh giá tổng thể lại những vấn đề còn vướng mắc trong quy định pháp luật, trong tổ chức thực hiện để có giải pháp cụ thể, khả thi để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, khắc phục được những tồn tại.

Bộ trưởng nhận định, với một dịch bệnh có sự lây lan mạnh mẽ như vậy, nền y tế tiên tiến hàng đầu thế giới cũng có thể gặp khó khăn. Chúng ta cần rút ra các kinh nghiệm cụ thể để ứng phó tốt hơn, hợp lý hơn trong những tình huống tương tự xảy ra. Bộ trưởng cũng đề nghị Đoàn giám sát khoanh vùng lại các đề xuất để đảm bảo đúng nội dung trọng tâm, đúng phạm vi giám sát để có cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả.

Về xây dựng các kịch bản ứng phó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cần rà soát, nghiên cứu kỹ vì đây là nội dung vô cùng khó. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan hữu quan có sự quan tâm để phát triển hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng tại các địa phương, đảm bảo ứng phó tốt với tình hình dịch bệnh có thể xảy ra. 

Nguồn báo Sức khỏe & Đời sống

 


Các bài viết liên quan