Năm 2022 tiếp tục tiêm miễn phí vắc xin Covid-19 cho người dân

BYT đang trình Chính phủ kế hoạch mua, sử dụng vắc xin phòng Covid- 19 năm 2021 - 2022, trong đó vẫn thực hiện tiêm miễn phí đến hết năm 2022.

Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 125 triệu vắc xin. Theo nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6.8.2021, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26.2.2021, Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, bảo đảm tiến độ nhanh nhất, an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng địa phương.

Ngoài nguồn vắc xin do Bộ Y tế mua, tiếp nhận tài trợ, viện trợ, Nghị quyết 86/NQ-CP đã khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm nguồn và mua vắc xin phòng Covid-19. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã đàm phán, ký hợp đồng mua vắc xin phòng Covid-19 và Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu vắc xin theo quy định.

Thông tin về việc sử dụng các nguồn vắc xin Covid-19, lãnh đạo Vụ Kế hoạch - TC (Bộ Y tế) cho hay, để sử dụng vắc xin do các doanh nghiệp nhập khẩu có hiệu quả, không để lãng phí, dư thừa vắc xin…, các doanh nghiệp khi đề nghị cấp phép nhập khẩu cần nói rõ mục đích mua, nhập khẩu để tài trợ miễn phí cho Bộ Y tế hoặc tài trợ trực tiếp cho các địa phương. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin để bán cho các doanh nghiệp khác thì các doanh nghiệp khác mua cũng phải sử dụng để tài trợ cho Bộ Y tế hoặc tài trợ trực tiếp cho các địa phương.

Trường hợp doanh nghiệp tài trợ vắc xin cho các địa phương thì cần thông tin cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) để điều phối việc phân bổ hợp lý. Đối với vắc xin tài trợ cho Bộ Y tế, Bộ Y tế sẽ phân bổ cho các địa phương; đối với vắc xin tài trợ trực tiếp cho các địa phương, UBND các tỉnh, TP giao Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, TP để tổ chức tiêm vắc xin an toàn theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 được thực hiện miễn phí (người dân, người ld không phải trả chi phí tiêm chủng); kết quả tiêm chủng được tích hợp chung vào kết quả tiêm của tỉnh và của quốc gia.

Bộ Y tế đang trình Chính phủ kế hoạch mua, sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022, trong đó vẫn thực hiện tiêm miễn phí đến hết năm 2022. Trường hợp có thay đổi về chủ trương tiêm miễn phí, BYT sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét, điều chỉnh.

Thông tin về việc sử dụng các nguồn vắc xin Covid-19, lãnh đạo Vụ Kế hoạch - TC (Bộ Y tế) cho hay, để sử dụng vắc xin do các doanh nghiệp nhập khẩu có hiệu quả, không để lãng phí, dư thừa vắc xin…, các doanh nghiệp khi đề nghị cấp phép nhập khẩu cần nói rõ mục đích mua, nhập khẩu để tài trợ miễn phí cho Bộ Y tế hoặc tài trợ trực tiếp cho các địa phương. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin để bán cho các doanh nghiệp khác thì các doanh nghiệp khác mua cũng phải sử dụng để tài trợ cho Bộ Y tế hoặc tài trợ trực tiếp cho các địa phương.

Trường hợp doanh nghiệp tài trợ vắc xin cho các địa phương thì cần thông tin cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) để điều phối việc phân bổ hợp lý. Đối với vắc xin tài trợ cho Bộ Y tế, Bộ Y tế sẽ phân bổ cho các địa phương; đối với vắc xin tài trợ trực tiếp cho các địa phương, UBND các tỉnh, TP giao Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, TP để tổ chức tiêm vắc xin an toàn theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 được thực hiện miễn phí (người dân, người ld không phải trả chi phí tiêm chủng); kết quả tiêm chủng được tích hợp chung vào kết quả tiêm của tỉnh và của quốc gia.

Bộ Y tế đang trình Chính phủ kế hoạch mua, sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022, trong đó vẫn thực hiện tiêm miễn phí đến hết năm 2022. Trường hợp có thay đổi về chủ trương tiêm miễn phí, BYT sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét, điều chỉnh.

Nguồn báo Thanh niên

 


Các bài viết liên quan