Hiểu biết mới về miễn dịch từ mẹ ảnh hưởng đến HSV sơ sinh

Herpes simplex tuýp 1 (huỳnh quang xanh) được ủ với huyết thanh người không trung hòa gây hủy hoại tế bào 

Những phát hiện từ một nghiên cứu do giáo sư tiến sỹ David Leib, trưởng bộ môn vi sinh vật và miễn dịch ở Trường Y Geisel của Dartmouth được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine đã đưa ra những hiểu biết sâu mới về herpes sơ sinh, tác động của nhiễm virus này lên sự phát triển của hệ thống thần kinh và trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi bệnh như thế nào. 
Khi nghe tới thuật ngữ herpes, nhiều người trong số chúng ta trước hết có thể  nghĩ tới vết mụn rộp và có lẽ là nhiễm trùng sinh dục. Cả hai loại đều liên quan tới virus herpes simplex (HSV), một nhiễm virus phổ biến ở hệ thần kinh không thể chữa khỏi nhưng có thể được điều trị hỗ trợ với thuốc kháng virus như acyclovir. 
Thật đáng buồn là điều này không thường xảy ra với các dạng bệnh herpes sơ sinh khó nhận diện và hiếm gặp hơn, loại bệnh có thể gây nhiễm cho trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch yếu ớt, thường dẫn đến tổn thương não và tử vong. 
“Một vấn đề gặp ở trẻ nhỏ là rất khó để chẩn đoán bệnh, thường trẻ được điều trị kháng sinh cho cái nghi ngờ là nhiễm khuẩn,” Leib giải thích. “Vào thời điểm mà sai sót này được phát hiện, trẻ được dùng thuốc kháng virus, thì đã quá muộn để cứu sống những trẻ này hoặc để cứu bộ não của trẻ khỏi tổn thương thần kinh lâu dài. Tổn thương có thể biểu hiện ở vấn đề về ngôn ngữ và học hỏi, lo lắng, vấn đề liên quan đến vận động, nghe và nhìn.” 
Nghiên cứu này được hỗ trợ một phần bởi dự án chương trình được tài trợ bởi Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ giữa trường Harvard và Dartmout, nghiên cứu viên thuộc Trường Y Harvard là Tiến sỹ Don Coen, tiến sỹ David Knipe, tiến sỹ Lieb làm việc cùng phó giáo sư tiến sỹ Margie Ackerman ở Trường Kỹ thuật Thayer thuộc Dartmouth. Các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra hiệu lực của vắc xin HSV sống giảm độc của Phòng thí nghiệm Knipe trên mô hình chuột sơ sinh, bằng cách đưa vắc xin vào chuột cái, sau đó cho giao phối để sinh sản. 
“Chúng tôi khám phá ra được khi chúng tôi thử thách gây nhiễm virus vào chuột, chuột được bảo vệ bởi vì chuột mẹ đã được tiêm vắc xin,” Leib nói, Tương tự như vậy, một nhóm chuột sơ sinh khác được bảo vệ sau khi chúng tôi tiêm kháng thể đặc hiệu HSV cho chuột mẹ.” 
“Do đó, chúng tôi có thể cho thấy rằng cả miễn dịch chủ động và thụ động tạo ra cho chuột chuột mẹ có thể bảo vệ chuột con khỏi bệnh rối loạn thần kinh này,” Leib nói. Leib nhấn mạnh rằng các nhà nghiên cứu cũng đã có thể lấy mẫu huyết thanh người theo thời gian từ mẹ trẻ sơ sinh, và trẻ nhỏ để kiểm tra kháng thể HSV và khẳng định hiệu lực của mô hình chuột. 
Nghiên cứu này tích lũy từ những phát hiện của một nghiên cứu công bố trên tạp chí mBio năm 2017 của Leib và nhóm nghiên cứu trong đó phát hiện dược kháng thể do chuột cái hoặc phụ nữ trưởng thành có thể di chuyển dễ dàng tới hệ thần kinh của thế hệ mới sinh, giúp chúng có miễn dịch với virus. 
Tuy nhiên, có hai tình huống đặc biệt nguy hiểm cho sơ sinh, Leib nói. “Một là khi mẹ mắc herpes sinh dục muộn thời kỳ mang thai nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch đầy đủ thì có thể truyền cho đứa con. Tình huống còn lại ngày nay vẫn chưa được hiểu rõ là khi người mẹ hoàn toàn không mắc herpes sinh con, đứa trẻ sau đó phơi nhiễm với virus trong cộng đồng, thường qua nụ hôn âu yếm của thành viên trong gia đình” 
Ở một khía cạnh độc đáo của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể đánh giá không chỉ sự tử vong mà còn các hậu quả thần kinh ở chuột nhiễm virus. Thành viên của phòng thí nghiệm Leib là sinh viên đã tốt nghiệp Chaya Patel, tác giả đầu của bài báo và trợ lý nghiên cứu Sean Taylor, đã phát triển một thử nghiệm hành vi cho những hành vi kiểu như lo lắng do nhiễm virus gây ra. 
“Họ thiết kế cái gọi là thí nghiệm trường mở bằng cách xây dựng một buồng mở có camera GoPro ở trên, như vậy họ có thể ghi lại sự chuyển động và hành vi của chuột,” Leib phân tích. “Chúng tôi đã thấy chuột bị nhiễm không được bảo vệ từ mẹ có mức độ hành vi như lo lắng cao hơn đáng kể, phù hợp với giả thuyết là chúng có tổn thương não.” 
Đáng chú ý là các nhà nghiên cứu cũng quan sát được hành vi kiểu như lo lắng khá nhiều ở chuột trưởng thành bị nhiễm với lượng ít dạng vết virus như chuột sơ sinh, mặc dù chúng không có dấu hiệu lâm sàng nào khác của bệnh. “Tôi nghĩ rằng điều này cho chúng tôi biết rằng những virus xuất hiện tự nhiên trong môi trường của chúng ta mà chúng ta phơi nhiễm khi còn nhỏ có khả năng ảnh hưởng đến hành vi và sự phát triển của chúng ta về lâu dài,” Leib nói. 
Ngoài chương trình dự án với Harvard, Leib cũng đánh giá cao sự sẵn sàng của Quỹ Giáo dục và Nghiên cứu Allan U. Munck&Elmer R.Pfefferkorn, một quỹ tài trợ đặt tên để vinh danh hai thành viên nổi tiếng của Trường Geisel, về nguồn hỗ trợ quý giá đối với nghiên cứu. Ông nói “Chúng tôi mãi mãi biết ơn sự hỗ trợ nhiều nhất theo nhu cầu của Quỹ trong hai năm. Khi chúng tôi cần tiền chúng tôi cũng nhận được tài trợ từ quỹ Hitchcock cho nghiên cứu.” 
“Những khám phá mà Davied và nhóm của ông đạt được là hiểu biết tốt hơn về herpes sơ sinh và cách có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn gây ấn tượng,” tiến sỹ Duane Compton, hiệu trưởng trường Y Geisel nói. “Đây chính xác là loại nghiên cứu mà quỹ Munck-Pfeffrkorn được lập nên để hỗ trợ, đặc biệt là với những thách thức ngày nay về đảm bảo kinh phí từ các nguồn bên ngoài.” 
Tiếp theo, Leib và các đồng nghiệp tập trung vào tăng cường hiệu quả của cả vắc xin và kháng thể trung hòa virus herpes ở trẻ sơ sinh. “Là một nhà nghiên cứu khoa học cơ bản, đến nay tôi chưa từng tham gia vào những nghiên cứu diễn giải như vậy ,” ông nói. “Nhưng khi bạn đọc những câu chuyện bi thảm về những đứa trẻ này và nhận ra cơ hội mà chúng ta có để giúp đỡ chúng, bạn tiếp tục tiến bước và làm hết sức có thể.” 

Nguồn: medicalxpress.com 
 


Các bài viết liên quan