Độc tố - Một yếu tố độc lực của vi khuẩn

Khả năng gây bệnh mạnh hay yếu của vi khuẩn phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn, số lượng vi khuẩn xâm nhập và đường xâm nhập vào cơ thể. Độc lực của vi khuẩn bao gồm độc tố, khả năng bám dính, khả năng xâm nhiễm vào mô và tế bào vật chủ, các loại enzym của vi khuẩn. Độc tố do vi khuẩn sinh ra thường chia làm 2 loại: độc tố ngoại bào (thường gọi là ngoại độc tố) và nội độc tố. Sau đây là những đặc tính cơ bản của ngoại độc tố và nội độc tố:

Đặc tínhNgoại độc tốNội độc tố
Nguồn gốc sinh độc tố

Do tế bào đang sống tiết ra, nồng độ cao trong môi trường lỏng.

Sinh ra bởi cả vi khuẩn gram dương và gram âm.

Một phần cần thiết của thành tế bào của vi khuẩn gram âm. Nội độc tố được giải phóng khi tế bào chết và một phần trong quá trình tế bào sinh trưởng nên có thể không cần giải phóng vẫn có hoạt tính sinh học.

Chỉ có ở vi khuẩn gram âm.

Bản chất hóa họcPolypeptit với trọng lượng phân tử 10.000-900.000 Da.Phức hợp lipopolysaccaride. Cấu phần lipit A chịu trách nhiệm cho độc tính.
Ảnh hưởng của nhiệt độTương đối không bền;  độc tính thường bị phá hủy nhanh bởi nhiệt độ trên 600C.

Tương đối bền với nhiệt và có thể tách chiết được 

(bằng phenol-nước). Chịu được nhiệt độ trên 600C trong nhiều giờ mà không bị mất độc tính.

Tính kháng nguyênCó tính kháng nguyên cao, kích thích hình thành kháng độc tố với hiệu giá cao. Kháng độc tố trung hòa độc tốTính miễn dịch yếu; kháng thể là kháng độc tố và có khả năng bảo vệ. Mối liên quan giữa hiệu giá kháng thể và khả năng bảo vệ khỏi bệnh tật kém rõ ràng hơn ngoại độc tố
Chuyển đổi kháng nguyênChuyển đổi kháng nguyên, biến độc tố thành giải độc tố không độc bởi formalin, a xít, nhiệt độ. Giải độc tố thường dùng trong tạo miễn dịch (giải độc tố uốn ván)Không chuyển đổi được thành giải độc tố
Mức độ độcMức độ độc cao, gây chết động vật với số lượng vi sinh vật nhỏMức độ độc tố trung bình. Gây chết ở động vật ở mức 10-100 µg
Vị trí gắnThường gắn với các thụ thể đặc hiệu trên tế bàoKhông tìm thấy thụ thể đặc hiệu trên tế bào
Khả năng gây sốtKhông gây sốt cho vật chủThường gây sốt cho cơ thể vật chủ bằng cách giải phòng interleukin 1 và các yếu tố trung hòa khác
Gen mã hóaThường kiểm soát bởi gen nằm ngoài nhiễm sắc thể (plasmid)Tổng hợp trực tiếp bằng gen của nhiễm sắc thể

Nguồn: Jawetz, Melnick, & Adelberg's. Medical Microbiology. Twenty-Fifth Edition 

 


Các bài viết liên quan