Cấy naltrexone cho kết qủa điều trị HIV tốt hơn ở người nhiễm HIV và nghiện opioid ở Nga

 Một thử nghiệm ngẫu nhiên có chứng giả dược mù kép được tiến hành ở Nga cho thấy cấy naltrexone dưới da giải phóng thuốc chậm cho kết quả đìều trị HIV tốt hơn cho người nhiễm HIV và phụ thuộc vào opioid so với naltrexone đường uống. Nghiên cứu này được tiến hành bởi giáo sư Evangeny Krupisky và đồng nghiệp tại Trường Y Bang First Pavlov ở St Petersburg và các đồng nghiệp ở Trường Đại học Pennsylvania đã được đăng trên ấn bản Tháng tư của tạp chí Lancet HIV. 
 

 Naltrexone là thuốc ngăn chặn hiệu quả của opioid với đường cấy cho hiệu quả chặn opioid đến ba tháng. Tuy nhiên, ở phần lớn các nước, dạng naltrexone được cấp phép sử dụng là viên uống hoặc tiêm trong cơ; liều uống chỉ ngăn được hiệu quả của opioid trong 24 giờ và cần được sử đụng hàng ngày trong khi thuốc tiêm có thể có hiệu quả một tháng. Hiện nay Nga là nước duy nhất có cơ quan chức trách phê duyệt cho sử dụng naltrexone đường cấy dưới da. 
 

 Vào tuần 48, bệnh nhân được cấy naltrexone đã hoàn thành qua thời gian nhiều tuần điều trị thuốc kháng virus ARV hơn và có thể có virus bị ức chế nhiều hơnso với những người uống naltrexone (66% so với 50%). Hiệu quả của opioid càng bị ngăn chặn lâu hơn thì càng nhiều người được bảo vệ hơn từ việc bỏ lỡ liều ARV và có hành vi hưng phấn liên quan đến việc họ nghiện thuốc. Các nhà nghiên cứu kết luận “Tỷ lệ số tuần không tái phát bệnh và số tuần điều trị ARV cao hơn ở người tham gia nghiên cứu có cấy naltrexone so với những người uống naltrexone là yếu tố đóng góp có khả năng nhất cho hiệu quả điều trị tốt hơn.” 
 

 Gần 40% số người nhiễm HIV mới ở Tây Âu do tiêm chích ma túy trong đó Nga chiếm ba phần tư số nhiễm mới trong vùng. Nghiện opioid không điều trị gắn với tuân thủ điều trị ARV kém và có những hậu quả ở bệnh nhân dương tính với HIV. Các phương pháp được sử dụng để quản lý nghiện opioid ở nơi khác như điều trị thay thế opioid bằng methadone là trái luật ở Nga. Tuy nhiên, việc cấy naltrexone giải phóng thuốc chậm lên đến ba tháng được thực hiện ở Nga. Các tác giả muốn tìm hiểu phương pháp cấy này có cho kết quả siêu việt ở bệnh nhân dương tính với HIV so với naltrexone chỉ dùng đường uống không. 
 

 Về nghiên cứu 
 

 Thử nghiệm chứng giả dược mù kép 48 tuần được tiến  hành ở 200 người nam và nữ HIV dương tính có tiến sử nghiện opioid đã bắt đầu điều trị ARV khi tải lượng virus cao hơn 1000 bản sao/ml ở St. Petersburg và những khu vực lân cận. Sự phân tầng theo giới, tải lượng virus, số tế bào CD4 và người tham gia được phân ngẫu nhiên vào nhóm điều trị nghiện bằng cấy naltrexone và naltrexone đường uống giả dược (nhóm cấy, 100 người tham gia) hoặc naltrexone uống 60mg mỗi ngày và cấy giả dược (nhóm uống, 100 người tham gia). 
 

 Kết quả ban đầu là virus bị ức chế ở tuần 24 và 48 (lượng virus dưới 400 bản sao/ml). Kết quả thứ phát bao gồm tuân thủ điều trị ARV, thời gian tái phát và số ngày tái phát, thay đổi số tế bào CD4 ở thời điểm ban đầu đến 48 tuần, số lần duy trì đến khám theo hẹn , vv. 
Tất cả người tham gia đều từ 18 tuổi trở lên, đạt tiêu chuẩn nghiện opioid nhưng đã qua thải độc vào tháng trước mà không có bằng chứng nghiện về thể chất vào thời điểm đưa vào nghiên cứu. Người tham gia thường như không đủ tiêu chuẩn nếu họ có dấu hiệu phụ thuộc về thể chất hoặc rút khỏi nghiên cứu vì duy trì không được chỉ định trong những trường hợp này. Họ không được điều trị ARV trong năm trước đó. 
Nhóm cấy và nhóm uống phù hợp cao chẽ về tuổi (trung bình 32 và 33 tuổi), trình độ đào tạo (trung bình 11 năm), số năm từ khi chẩn đoán HIV (8 năm rưỡi), số năm nghiện opioid (13) và số CD4 (220 tế bào/mm3 ở nhóm cấy và 249 tế bào/mm3 ở nhóm uống vào thời điểm ban đầu). Nam chiếm đa số trong cả hai nhóm (khoảng 70%). Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C cao (85% ở nhóm cấy và 88% ở nhóm uống). 
Người tham gia bắt đầu điều trị nghiện và HIV trong vòng 3 tuần. Họ được tư vấn về nghiện nhằm cung cấp sự hỗ trợ, khuyến khích tuân thủ điều trị, giúp xử lý cơn thèm thuốc, tránh các tình huống liên quan đến sử dụng thuốc vào hỗ trợ tâm lý xã hội nói chung. Thuốc đường uống được cấp mới ở các lần tư vấn (trừ khi bệnh nhân tái phát), thuốc được cấy lại mỗi 12 tuần. 
 

 Kết quả 
 

 Phân tích intention to treat được sử dụng cho kết quả cuối cùng; do vậy tất cả các bệnh nhân bắt đầu ngẫu nhiên được phân tích cho dù mất theo dõi hay tái phát. Vào tuần 24, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về mặt ức chế tải lượng virus. Tuần 48, 66% trong nhóm cấy và 50% trong nhóm uống có tải lượng virus dưới 400 bản sao/ml (OR 1.94, CI:1.06-3.58). 46% số người tham gia trong nhóm cấy hoàn thành tuần 48 từ khi bắt đầu điều trị ARV so với 32% ở nhóm uống (trung vị 40 so với 21 tuần). 
 

 Về mặt kết quả điều trị  nghiện, những người trong nhóm cấy có trung bình 32 tuần điều trị nghiện không có tái phát so với 20 tuần ở nhóm uống, trong khi 32% nhóm cấy vẫn phải điều trị nghiện đến khi kết thúc nghiên cứu, so với 17% ở nhóm uống. Chỉ số odds đạt được tải lượng virus dưới 400  bản sao/ml trong số những người hoàn thành điều trị nghiện ở nhóm cấy lớn hơn so với nhóm uống (OR: 3.03, CI: 1.66-5.52).  
 

 Bất kể có sự phân chia nhóm như thế nào, nhiều người tham gia tiếp tục điều trị naltrexone ở tuần 24 và 48 có tải lượng virus dưới 400 bản sao/ml so với những người không điều trị. Tỷ lệ người duy trì điều trị HIV và nghiện không có sự khác biệt lớn cho đến tuần 16, có thể giải thích cho việc không có sự khác nhau có ý nghĩa về tải lượng virus ở tuần 24. 
Có 7 người chết, 3 trong nhóm cấy (một người vì bệnh tim, một người vì chấn thương và một người vì AIDS) và 4 trong nhóm uống (2 do dùng quá liều, một do ung thư tụy và một người bị AIDS). Tử vong do quá liều xuất hiện vào tháng 9-10 sau liều naltrexone cuối cùng. 
 

 Kết luận 
 

 Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiệu quả của cấy naltrexone đối với kết quả nghiện opioid và HIV ở bệnh nhân có tiền sử nghiện opioid VÌ Nga là nước duy nhất hiện nay có loại cấy thuốc này và có số người HIV và nghiện opioid cao, những kết quả này thể hiện một can thiệp quan trọng đối với thay đổi diễn biến nghiện opioid và cải thiện kết quả HV. 
Cấy naltrexone giải phóng chậm mang lại sự duy trì điềi trị nghiện tốt hơn. Những người có khả năng duy trì điều trị trong thời gian dài hơn với số tuần tái phát lại nhiều hơn, tuân thủ điều trị HIV tốt hơn. Kết quả của nghiên cứu cũng có nghĩa rằng với những địa điểm khác nơi dùng thuốc đường cấy dưới da này có thể không sẵn có nhưng có số người nhiễm HIV và nghiện opioid cao hơn. 
 

Nguyễn Thanh Bình-Khoa HIV/AIDS

Nguồn: aidsmaps.com 

 


Các bài viết liên quan