WHO cho biết coronavirus chưa phải là đại dịch
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sự bùng phát chết người của chủng vi rút Corona chưa tạo thành một đại dịch.
Bà Sylvie Briand, Giám đốc phòng chống rủi ro truyền nhiễm toàn cầu của WHO cho biết, hôm thứ ba: "Hiện tại, chúng ta không ở trong đại dịch. Chúng ta đang ở giai đoạn xảy ra dịch bệnh với nhiều ổ bệnh và chúng ta cố gắng dập tắt sự lây truyền từ các ổ dịch này."
Sylvie Briand, Giám đốc phòng chống rủi ro truyền nhiễm toàn cầu tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tham dự một cuộc họp báo về sự bùng phát coronavirus mới ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 4 tháng 2 năm 2020.
Bà Sylvie Briand ca ngợi các biện pháp được chính quyền Trung Quốc áp dụng để ngăn chặn sự lây truyền, bao gồm cả việc xây dựng các bệnh viện mới để xử lý ổ dịch khi các quốc gia bị ảnh hưởng khác cũng đã thực hiện các bước để tránh sự lây lan của virus.
Briand cho biết, trong khi có sự lây lan nhanh chóng ở Hồ Bắc, tâm chấn của vụ dịch, các trường hợp bên ngoài tỉnh chủ yếu là các trường hợp "lan tỏa", với các cụm lây truyền lẻ tẻ.
"Các quốc gia đang phát hiện, cách ly và điều trị sớm cho bệnh nhân, phát hiện ra các trường hợp tiếp xúc để nhận dạng từ rất sớm trước khi trở lên có triệu chứng", Bà nói.
"Chúng tôi hy vọng rằng, dựa trên những biện pháp đó ở Hồ Bắc cũng như ở những nơi khác mà chúng ta đã lan tỏa, chúng ta có thể dừng sự lây truyền và loại bỏ vi-rút này."
Briand cũng cảnh báo về "những tin đồn có hại hoặc thông tin sai lệch" và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý các thông tin sai lệch.
"Khi bạn đối phó với một dịch bệnh, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra, ngoài dịch bệnh, chúng ta thường có một đại dịch về truyền thông cái mà chúng ta gọi là bệnh dịch về truyền thông", Bà nói.
"Đây thực sự là một đại dịch của những tin đồn, thông tin sai lệch đang lưu hành cùng một lúc và mọi ổ dịch đều xuất hiện điều này. Theo thời gian, chúng ta đã nhận ra rằng đại dịch truyền thông này thực sự có thể là một trở ngại cho phản ứng tốt và cản trở việc thực hiện các biện pháp đối phó hiệu quả."
Bà chỉ ra rằng khi có một ẩn số, "Mọi người cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng các loại thông tin khác nhau".
Briand cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh phân biệt đối xử liên quan đến ổ dịch.
"Sợ hãi và kỳ thị đi cùng nhau và khi mọi người sợ hãi, họ có xu hướng kỳ thị một số nhóm và những gì chúng ta cố gắng thực sự là để giảm nỗi sợ hãi này", Briand nói.
Ít nhất 425 người đã chết và hơn 20.000 trường hợp đã được xác nhận ở đại lục Trung Quốc.
Hôm thứ Hai, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Không có lý do cho các biện pháp can thiệp không cần thiết đến du lịch và thương mại quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước thực hiện các quyết định dựa trên bằng chứng và nhất quán."
Bình luận của Tedro được đưa ra sau khi Bắc Kinh cáo buộc Washington gieo rắc nỗi sợ hãi bằng cách áp đặt lệnh cấm du lịch và không mở rộng sự giúp đỡ cho Trung Quốc.
Nguồn Nhật báo Trung Quốc