DỰ ÁN “ỨNG PHÓ KHẨN CẤP ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA VIỆT NAM” | VIETNAM COVID-19 EMERGENCY RESPONSE PROJECT
DỰ ÁN “ỨNG PHÓ KHẨN CẤP ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA VIỆT NAM” | VIETNAM COVID-19 EMERGENCY RESPONSE PROJECT
Kế hoạch tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan | Stakeholders Engagement Plan
[English below]
Dự án “ỨNG PHÓ KHẨN CẤP ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA VIỆT NAM” được Ngân hàng Thế giới tài trợ từ quỹ ủy thác của Quỹ hỗ trợ tài chính khẩn cấp chống đại dịch (Pandemic Emergency Financing Facility – PEF). Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là chủ dự án cùng đơn vị đồng phối hợp thực hiện là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC). Dự án này nhằm hỗ trợ Việt Nam trong công tác ứng phó với đại dịch COVID-19 và tăng cường hệ thống y tế cho trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng tại Việt Nam. Dự án được xây dựng theo Khung môi trường và xã hội (ESF) của Ngân hàng Thế giới, theo đó, các cơ quan thực hiện cần công bố thông tin và tư vấn công khai cho các bên liên quan trong toàn bộ chu trình dự án thông qua Kế hoạch tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan. Kế hoạch phác thảo các cách thức mà dự án sẽ giao tiếp với các bên liên quan và bao gồm một cơ chế để mọi người có thể nêu lên mối quan tâm, cung cấp phản hồi hoặc khiếu nại về dự án và bất kỳ hoạt động nào liên quan đến dự án.
Nội dung chi tiết về Kế hoạch xem tại đây:
SEP_Vietnam_COVID_Response_Project-VNE_WB_revised-to_be_uploaded_to_website_June_5.pdf
------
The National Institute of Hygiene and Epidemiology (NIHE) and the Center for Research and Production of Vaccines and Biologicals (POLYVAC) are assigned by the Government of Vietnam to implement “Vietnam COVID-19 Emergency Response Project” (the Project) with financial support of International Bank for Reconstruction and Development (the Bank). The project is being prepared under the World Bank’s Environment and Social Framework (ESF). As per the Environmental and Social Standard ESS 10 Stakeholders Engagement and Information Disclosure, the implementing agencies should provide stakeholders with timely, relevant, understandable and accessible information, and consult with them in a culturally appropriate manner, which is free of manipulation, interference, coercion, discrimination and intimidation. This Stakeholder Engagement Plan (SEP) will describe the method of communication between the Project and relevant Stakeholders including a mechanism for raising concern, feedback or complain.
Detail of the SEP can be found at the following link:
Chi Mai - Phòng KHHTQT