Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine (NEJM): Phát hiện ca bệnh tích cực trên toàn cộng đồng có khả năng kết thúc bệnh lao bằng các công cụ hiện có

Phát hiện ca bệnh tích cực trên toàn cộng đồng có khả năng kết thúc bệnh lao bằng các công cụ hiện có.

Bài báo “Community-wide Screening for Tuberculosis in a High-Prevalence Setting” công bố ngày 2 tháng 10 năm 2019 trên Tạp chí NEJM, cho thấy sàng lọc lao toàn bộ cộng đồng hàng năm ở khu vực lưu hành bệnh lao cao hiệu quả hơn phát hiện ca bệnh thụ động theo thường quy của Chương trình Chống lao Quốc gia, trong việc giảm tỷ lệ lưu hành. Nghiên cứu cho thấy việc đạt được tốc độ giảm cần thiết bằng các công cụ hiện có để chạm mục tiêu kết thúc bệnh lao là có thể - nếu huy động được các nguồn lực nhanh chóng và đầy đủ.

Năm trong số tác giả bài báo. Từ trái qua phải: TS. Nguyễn Thu Anh (Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock), TS. Nguyễn Thị Vân Anh (Viện Vệ sinh dich tễ TƯ), GS. Guy B. Mark (Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock), PGS. Nguyễn Việt Nhung (Chủ nhiệm CT Chống lao QG) và người cuối cùng bên phải: TS. Nguyễn Bình Hoà (Thư ký CT Chống lao QG).

Nguồn: The International Union Against tuberculosis and Lung Disease

Nghiên cứu được thực hiện dưới sự phối hợp của nhiều tổ chức, dẫn đầu là Giáo sư Guy B. Marks, Chủ tịch dự kiến nhiệm kỳ tới của Hiệp hội Lao và Bệnh phổi Quốc tế. Đây là nghiên cứu thử nghiệm mẫu ngẫu nhiên có kiểm soát đầu tiên của loại hình can thiệp này - với mục tiêu điều tra tác động của sàng lọc tích cực bệnh lao đối với người trưởng thành trong toàn bộ cộng đồng. Việc sàng lọc được thực hiện hàng năm trong ba năm. Kết quả cho thấy tác động của sàng lọc đã làm giảm gần 50% số lưu hành và giảm 50% số trẻ từ 6 đến 14 tuổi nhiễm lao.

Mục đích của việc phát hiện tích cực trong toàn cộng đồng là tìm ca bệnh một cách triệt để, để điều trị, từ đó ngăn chặn quá trình lây truyền. Phương pháp này không chờ đợi để phát hiện bệnh trong số những người có triệu chứng bệnh tìm đến cơ sở y tế, cũng không giới hạn ở nhóm nguy cơ cao như trong các phương pháp tiếp cận được áp dụng hiện nay trên toàn cầu. 

Nghiên cứu diễn ra tại tỉnh Cà Mau nơi có gánh nặng bệnh lao cao, với tổng số 100.000 người tham gia. Mẫu đờm được lấy tại nhà và được xét nghiệm lao bằng phương pháp phân tử. Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác của Chương trình Lao Quốc gia Việt Nam và được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Úc.

Theo nguồn: Trang nhất The International Union Against Tuberculosis and Lung Disease, https://www.theunion.org.

Nguyễn Thị Vân Anh - Khoa Vi khuẩn

 


Các bài viết liên quan