Kháng huyết thanh phòng bệnh dại có tác dụng gì, ai cần tiêm ?

Kháng huyết thanh phòng bệnh dại có tác dụng gì, ai cần tiêm ?

Thời gian gần đây số lượng người bị súc vật cắn (chó, mèo,…) gia tăng có trường hợp cần phải tiêm cả kháng huyết thanh và vắc xin. Thông tin sau đây giúp bạn hiểu trường hợp nào cần tiêm kháng huyết thang, tiêm có tác dụng gì 

Huyết thanh kháng dại là gì ?

Huyết thanh kháng dại tinh chế là một dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ máu ngựa chứa kháng thể kháng virút dại

Tiêm kháng huyết thanh dại có tác dụng gì?

Huyết thanh kháng dại tinh chế để tạo nhanh miễn dịch thụ động trong thời gian ngắn cho những người tiếp xúc với bệnh hoặc virút dại. Kháng thể kháng dại có trong  chế phẩm này có tác dụng trung hòa, làm chậm sự lan tỏa virút dại, do đó các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế. Như vậy, huyết thanh kháng dại bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ động được sản sinh như đã tiêm vắc xin kháng dại.

Chỉ định khi nào cần tiêm huyết thanh kháng dại ?

Huyết thanh kháng dại tinh chế được sử dụng phối hợp với vắc xin dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong những trường hợp do động vật nghi dại gây ra như:
– Cắn hoặc cào làm rách da ở vùng gần thần kinh trung ương như: đầu, mặt, cổ, lưng, ngực hay vùng nhiều đầu dây thần kinh như : đầu ngón tay, ngón chân và bộ phận sinh dục.
– Bị nước bọt súc vật nghi dại dính vào niêm mạc ( như mắt, miệng, niêm mạc, bộ phận sinh dục) và vùng da bị tổn thương.
– Bị cắn nhiều vết thương sâu trên cơ thể.

Tiêm huyết thanh kháng dại có tác dụng bao lâu?

Hiệu giá kháng thể thụ động thỏa đáng xuất hiện 24 giờ sau khi tiêm kháng huyết thanh dại. Thời gian tác dụng bảo vệ ngắn

Tác dụng phụ của huyết thanh kháng dại

Tiêm kháng huyết thanh dại có tác hại gì không là thắc mắc thường gặp của nhiều người sau khi bị chó, mèo cắn. Theo thông tin của nhà sản xuất khuyến cáo một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm như sau:

– Tổn thương loét hay căng cứng cơ có thể xảy ra ở vị trí tiêm và tồn tại một vài giờ sau tiêm, một số ít trường hợp tồn tại tới 3 ngày.
– Có thể xảy ra sốt nhẹ, nổi mề đay, ban đỏ lan tỏa từ nơi tiêm, ngứa phù nề, đau khớp, mệt mỏi, các phản ứng phụ nhẹ sẽ tự khỏi.
– Trường hợp nặng có thể bị choáng, sốc phản vệ, các di chứng bệnh huyết thanh như: viêm khớp, viêm thận.
– Biểu hiện phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay tức thời sau khi tiêm huyết thanh, sau vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí sau 7- 10 ngày.
– Hội chứng thận hư có thể xảy ra nhưng mối liên hệ với huyết thanh kháng dại chưa được thiết lập.

Tại sao không tiêm huyết thanh kháng dại lần 2?

Khi có chỉ định, chỉ tiêm huyết thanh kháng dại 1 lần, thường vào ngày đầu khi bị cắn. Nếu không tiêm được ngày đầu, có thể tiêm bất cứ ngày nào, cho đến hết ngày thứ 7 của chế độ dự phòng sau khi bị cắn. Quá ngày thứ 7, không được chỉ định huyết thanh kháng dại, vì đã bắt đầu có tạo kháng thể kháng dại chủ động nếu được tiêm phòng vắc xin dại. Vì huyết thanh kháng dại có thể ức chế một phần tạo kháng thể chủ động kháng dại, nên không được vượt quá liều khuyến cáo cho tới khi người bệnh có thể chủ động tạo kháng thể nhờ tiêm phòng vắc xin dại.

Huyết thanh kháng dại đang sử dụng ở nước ta?

Ở nước ta hiện nay sử dụng huyết thanh kháng dại tinh chế SAR do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế sản xuất kết hợp với vắc xin phòng bệnh dại như Verorab, Ahayrab,…

Tiêm huyết thanh kháng dại ở đâu?

Sau khi bị súc vật cắn nên chủ động đến các cơ sở y tế dự phòng để được tư vấn tiêm phòng.

Tại Hà Nội: Liên hệ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc https://www.facebook.com/ytdp131loduc hoặc Trung tâm y tế dự phòng thành phố

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liên hệ Viện Pasteur hoặc Trung tâm y tế dự phòng thành phố

Cách tiêm huyết thanh kháng dại như thế nào là đúng quy trình ?

– Tiêm bắp thịt.
– Liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể. Tiêm cùng ngày với liều đầu tiên tiêm vắc xin dại.
– Thử phản ứng mẫn cảm trước khi tiêm bằng cách pha loãng thành dung dịch 1% tiêm trong da 0,1 ml, sau 15 phút nếu đường kính quầng đỏ xung quanh vùng tiêm nhỏ dưới 1 cm là phản ứng âm tính, lớn hơn 1 cm là dương tính.
– Nếu phản ứng âm tính thì tiêm một nửa huyết thanh vào vị trí xung quanh vết thương hoặc thấm trực tiếp vào vết thương càng nhiều càng tốt, nửa còn lại tiêm vào bắp thịt, khác vị trí nơi tiêm vắc xin. Bệnh nhân cần được theo dõi tại chỗ từ 30 phút đến 1 giờ sau khi tiêm.
– Bệnh nhân cần được tiêm vắc xin phòng dại với phác đồ đầy đủ số mũi tiêm cơ bản.
– Nếu cần thiết, phải tiêm phòng uốn ván và kháng sinh để chống bội nhiễm.

Tiêm huyết thanh kháng dại phòng ngừa bệnh chủ động hết bao nhiêu tiền?

Liều lượng huyết thanh kháng dại được tính theo kilogam thể trọng của người cần được tiêm (Liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể) Theo bảng giá vắc xin tại phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc Nếu sử dụng < 4ml giá 320.000vnđ; nếu 4=<ml=<5 giá 395.000vnđ

 

Tóm lược bài viết

Kháng huyết thanh phòng bệnh dại có tác dụng gì, ai cần tiêm ?

Thời gian gần đây số lượng người bị súc vật cắn (chó, mèo,…) gia tăng có trường hợp cần phải tiêm cả kháng huyết thanh và vắc xin. Thông tin sau đây giúp bạn hiểu trường hợp nào cần tiêm kháng huyết thang, tiêm có tác dụng gì 

Huyết thanh kháng dại là gì ?

Huyết thanh kháng dại tinh chế là một dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, có nguồn gốc từ máu ngựa chứa kháng thể kháng virút dại

Tiêm kháng huyết thanh dại có tác dụng gì?

Huyết thanh kháng dại tinh chế để tạo nhanh miễn dịch thụ động trong thời gian ngắn cho những người tiếp xúc với bệnh hoặc virút dại. Kháng thể kháng dại có trong  chế phẩm này có tác dụng trung hòa, làm chậm sự lan tỏa virút dại, do đó các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế. Như vậy, huyết thanh kháng dại bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ động được sản sinh như đã tiêm vắc xin kháng dại.


Các bài viết liên quan